Tư vấn chọn cấu hình server cho doanh nghiệp SMB

Làm thế nào để lựa chọn cấu hình máy chủ phù hợp với cá nhân và doanh nghiệp? Tùy vào nhu cầu sử dụng của người dùng mà lựa chọn cấu hình Server thích hợp. Dẫu vậy, sẽ luôn có những nguyên tắc khi lựa chọn cấu hình cho máy chủ. Cùng Elite tìm hiểu chi tiết những thông tin này qua bài viết dưới đây.

Server là gì? Vì sao nên quan tâm đến cấu hình Server?

Server (máy chủ) là một thiết bị cung cấp, lưu trữ và xử lý thông tin dữ liệu được các máy khách (client) tải xuống hoặc gửi lên. Máy chủ xuất hiện khá phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, chẳng hạn như những cuộc trò chơi trực tuyến mà bạn đang trải nghiệm đều được quản lý bởi máy chủ từ xa (game server). Bất kỳ một website nào trên mạng cũng đều có máy chủ kiểm soát, cũng như hệ thống thông tin và dữ liệu trong doanh nghiệp được quản lý bởi máy chủ.

server là gì
Lý do bạn nên quan tâm đến cấu hình máy chủ

Chính vì máy chủ cần lưu trữ và xử lý dữ liệu thông tin từ hàng trăm, hàng ngàn máy khách cùng một lúc nên yêu cầu về cấu hình máy Server cho công ty phải đảm bảo “không phải dạng vừa”. Một máy chủ có cấu hình tốt (RAM, CPU, ổ cứng HDD/SSD,…) sẽ giúp cả hệ thống hoạt động trơn tru và hiệu quả.

Xem thêm: Server: Khái niệm, phân loại và vai trò đối với doanh nghiệp

Những loại cấu hình máy chủ thường gặp

Phương pháp chế tạo ra máy chủ là cơ sở để phân loại chúng. Ta có 3 loại máy chủ thường gặp như sau:

  • Máy chủ riêng (Dedicated): Máy chủ chạy trên phần cứng và những thiết bị hỗ trợ riêng biệt bao gồm: CPU, HDD, RAM, Card mạng,… Để nâng cấp và thay đổi cấu hình máy chủ, đòi hỏi phải thay đổi cả phần cứng của máy chủ. Công việc này cần được thực hiện bởi những người có kiến thức chuyên môn về phần cứng cũng như máy chủ thì mới có thể đảm bảo đúng kỹ thuật.
  • Máy chủ ảo (Virtual Private Server, viết tắt VPS): Máy chủ được tách ra từ máy chủ vật lý bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa. Từ một máy chủ riêng biệt, có thể tách thành nhiều máy chủ ảo khác nhau nhưng vẫn đảm bảo chức năng như máy chủ vật lý. Đồng thời, dễ dàng chia sẻ tài nguyên trên máy chủ gốc. Bạn có thể biến laptop cá nhân thành máy tinh server để chạy ảo hóa
  • Máy chủ đám mây (Cloud Server): Máy chủ được kết hợp từ những máy chủ vật lý gốc khác, cùng với hệ thống lưu trữ thông tin SAN và máy chủ đám mây được xây dựng dựa trên nền tảng điện toán đám mây.
phân loại máy chủ
Phân loại máy chủ dựa vào phương pháp sản xuất

Vai trò chính của máy chủ

Vai trò của Server chính là lưu trữ, cung cấp và xử lý dữ liệu, sau đó chuyển đến những máy trạm 24/7 cho người dùng hoặc tổ chức qua mạng LAN hoặc internet. Máy chủ được thiết kế để có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài, và chỉ tắt nếu có sự cố cần bảo trì.

  • Đối với máy chủ của doanh nghiệp: Máy chủ có vai trò quan trọng nhất trong việc lưu trữ thông tin, quản lý cũng như vận hành các phần mềm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần tối ưu hóa phần cứng cho hệ thống Server mà không cần phải đầu tư nhiều vào những máy trạm cá nhân khác.
  • Đối với máy chủ của người dùng cá nhân: Server có vai trò là bộ phận lưu trữ, vận hành những dữ liệu của hệ thống. Ví dụ: Những người làm website bắt buộc phải thuê máy chủ hosting hoặc những hộ kinh doanh quán net cũng cần phải sử dụng máy chủ để kết nối với các máy trạm khác.
vai trò chính máy chủ
Vai trò chính của máy chủ

Cấu hình máy chủ Server là một điều kiện cần thiết cho doanh nghiệp của bạn phát triển. Số lượng nhân viên mở rộng đòi hỏi nhu cầu sử dụng máy chủ tăng lên. Máy chủ sẽ là phương tiện giúp cho doanh nghiệp quản lý và chia sẻ dữ liệu.

Xem thêm: Cloud Server: Khái niệm, tính năng và các thông tin hữu ích

2 yếu tố ảnh hưởng đến cấu hình máy chủ

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến cấu hình của máy chủ. Tuy nhiên, không phải yếu tố nào cũng làm cho máy chủ gặp sự cố. Dưới đây là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới cấu hình máy chủ, hãy cùng Elite tìm hiểu nhé!

Kết nối mạng

Nếu bạn chưa biết thì hệ thống mạng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì hoạt động thông suốt của máy chủ. Dù cấu hình máy chủ của bạn có mạnh như thế nào nhưng lại không có đảm bảo hệ thống mạng ổn định thì mọi thứ cũng chỉ là “công cốc”.

kết nối mạng ảnh hưởng cấu hình
Hệ thống mạng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của Server

Lưu trữ liên kết

Lưu trữ liên kết là một yếu tố không thể thiếu của cấu hình Server cho doanh nghiệp. Vì vai trò của lưu trữ liên kết là đảm bảo an toàn cho các dữ liệu. Đồng thời, chúng còn củng cố và mở rộng cơ sở hạ tầng của toàn hệ thống.

Thế nên, bạn cần lưu ý đảm bảo sự ổn định cho những giải pháp lưu trữ. Dù bạn sử dụng bất kỳ giải pháp nào thì cũng cần xem xét các yếu tố về nhập đĩa và xuất đĩa trước. Bởi tùy từng trường hợp cụ thể mà máy chủ ảo của bạn có thể tương thích với ổ đĩa NFS, SATA hay iSCSI.

Xem thêm: Blade Server: Khái niệm, thành phần và lợi ích vượt trội

Những lưu ý khi lựa chọn cấu hình máy chủ

Với một doanh nghiệp SMB đang có nhu cầu phát triển chuyển đổi số, công việc không thể thiếu là lựa chọn cấu hình phù hợp với máy chủ .

  1. Liên kết kho lưu trữ

Hãy đảm bảo rằng bạn có giải pháp liên kết lưu trữ là tốt nhất trong khả năng có thể, bởi hiện nay cơ sở chia sẻ lưu trữ là nền tảng xây dựng mọi nền tảng ảo hóa.

  1. RAM tối đa bộ nhớ

RAM max memory là điều kiện không thiếu khi chọn cấu hình máy chủ. Dung lượng RAM quyết định đến máy chủ ảo, số lượng mà bạn có thể chạy, dù bạn là doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng cần lưu ý. Vui lòng trang bị nhiều RAM có thể vào hệ thống của bạn.

  1. Tốc độ kết nối mạng

Đối với các đối tượng hiện tại thì máy chủ phải có thông tin kết nối mạng cao. Các máy chủ cần phải có thông tin cao về kết nối mạng, có băng thông cao để kết nối mạng. Một vài ứng dụng giao dịch sẽ cần lưu lượng truy cập cao, hãy sử dụng kết nối lớn mạng và ổn định nhất có thể.

tốc độ kết nối mạng máy chủ
Lưu ý tốc độ kết nối mạng cấu hình Server
  1. Dự phòng thiết bị

Bảo mật cho máy chủ hệ thống có thể cần thiết bất cứ lúc nào. Vây, bạn hãy lưu dự phòng thiết bị chuẩn để sử dụng khi cần thiết. The gioi may co the lam the nao de dang, de dang thieu, cac nha cung cap deu co the lam the nao se co the cho thuê máy có độ cao.

  1. CPU càng nhiều nhân càng tốt

Các tùy chọn trên tài liệu chính của doanh nghiệp. Nhưng khi chọn cấu hình máy chủ cho doanh nghiệp, hãy ưu tiên nhiều nhân CPU nhất có thể. Bởi nó sẽ có được rất nhiều tốc độ rất lớn, là một trong những trọng yếu tố đối với một chất lượng máy chủ.

Cách để tối ưu cấu hình Server

Để có thể tối ưu cấu hình máy chủ, chúng ta sẽ phân ra thành 2 phần tối ưu, cụ thể như sau:

Tối ưu phần cứng

Khả năng tối ưu phần cứng chính là tối ưu tài nguyên của máy chủ chính. Khi phần cứng mạnh thì bạn có thể chia thành nhiều hệ thống máy chủ ảo, từ đó, giúp cho chúng hoạt động nhanh và ổn định. Ví dụ như các chip xử lý có thể giúp cho máy chủ chạy mượt và ổ cứng có dung lượng lớn, sẽ giúp máy chủ lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn.

cách tối ưu phần cứng
Cách để tối ưu phần cứng

Tối ưu phần mềm

Phần mềm được sử dụng để vận hành và điều khiển máy chủ (đây là vai trò then chốt trong quá trình xây dựng một website). Với những kiểu phần mềm chất lượng, người dùng có thể quản lý hệ thống máy chủ của mình một cách dễ dàng.

Đồng thời, khả năng phân vùng tài nguyên và mức độ bảo mật cũng sẽ tốt hơn. Thường ở các công ty cho thuê máy chủ riêng, họ thường đầu tư hệ thống máy chủ với những phần mềm chuyên nghiệp nhằm đảm bảo chúng phục vụ tốt cho mục đích vận hành của người sử dụng.

Xem thêm: CPU Server là gì? Những đặc điểm nổi trội của CPU Server

Các bước cấu hình máy chủ

Dưới đây là 7 bước cấu hình máy chủ:

Bước 1: Thiết lập Server cho công ty

  • Cho ổ đĩa vào máy chủ, nhấn phím bất kỳ để khởi động ổ đĩa. Bạn sẽ thấy xuất hiện hộp thoại “Language”.
  • Tiếp theo, lựa chọn ngôn ngữ sử dụng và cài đặt thời gian chính xác.
  • Nhấn vào “Tiếp theo”, hộp thoại khác sẽ xuất hiện “Install Now”. Bạn hãy click vào đó và nhấp vào “Check” để chấp nhận những điều khoản cấp phép. Bạn nhấp “Next”.
  • Trên màn hình yêu cầu lựa chọn loại cài đặt mà bạn muốn. Vì đây là cài đặt mới, bạn nhấn chọn “Custom: Install Windows only (advanced)”.
thiết lập server
Thiết lập máy chủ

Bước 2: Cài đặt máy chủ

  • Bạn đang cài đặt hệ điều hành ở phân vùng chính nên Windows sẽ bắt đầu cài đặt vào máy chủ của bạn.
  • Thời gian cài đặt máy chủ phụ thuộc vào các thông số kỹ thuật của máy chủ.
  • Sau khi được thông báo hoàn thành, màn hình xuất hiện hộp thoại yêu cầu cung cấp mật khẩu quản trị cho cài đặt mới. Bạn gõ vào “Password” và nhấn “Next”.

Bước 3: Quản lý và thay đổi tên máy chủ

  • Đầu tiên, bạn hãy nhấn tổ hợp phím Alt-Ctrl-Delete để hiển thị màn hình đăng nhập và thực hiện quản lý, thay đổi tên máy chủ.
  • Bạn gõ vào “mật khẩu quản trị” và nhấn “Enter”.
  • Mở “Server Manager” bằng cách chọn “Windows Server”. Sau đó, sẽ xuất hiện những thay đổi ở giao diện của người dùng và cửa sổ Server Manager. Trong cửa sổ này, bạn nhấn vào mục “Cấu hình máy chủ này” để thiết lập nhiều tính năng khác nhau.
  • Sau đó bạn đổi lại tên của cửa sổ “Server Manager”. Để thay đổi tên hiển thị của máy chủ, hãy nhấp chuột vào biểu tượng ứng dụng Server Manager. Bạn nhấp vào mục “Change” và gõ tên mới vào hộp, rồi nhấn “OK”. Sau đó, tiếp tục khởi động lại máy chủ.
thay đổi quản lý tên server
Quản lý, thay đổi tên máy chủ

Bước 4: Cấu hình địa chỉ IP máy chủ

Bạn cần thiết lập một địa chỉ IP mặc định với tên miền hệ thống tĩnh, ngay cả khi bạn không sử dụng DHCP giao thức cấu hình cho những thiết bị kết nối mạng cho máy chủ này. Để thực hiện điều này, bạn nhấn vào “Ethernet” và các cửa sổ “Network Connection” sẽ xuất hiện.

  • Nhấn đúp chuột vào những bộ chuyển đổi mà bạn muốn thay đổi địa chỉ IP để sửa trang thông tin.
  • Sau đó, bạn nhấn vào “Properties” và nhấn đúp chuột vào “Internet Protocol Version 4”. Cuối cùng, bạn có thể gõ tất cả các thông tin địa chỉ IP cho máy chủ.

Bước 5: Cài đặt quản lý từ xa

Thiết lập Remote Desktop hoặc quản lý máy chủ từ xa, sẽ giúp kiểm soát những máy chủ từ một máy tính khác (có thể bên trong hay bên ngoài văn phòng).

Cách thiết lập Remote Desktop:

  • Trong “Server Manager”, bạn nhấp vào “Disabled” cạnh mục “Remote Desktop”.
  • Trong “Server Manager” trang “Remote”, chọn ‘’Radio’’ cạnh mục “Cho phép kết nối từ xa với máy tính này”. Để thêm người sử dụng thì bạn nhấp vào nút “Add”.
cài đặt remote desktop
Thiết lập Remote Desktop

Bước 6: Cập nhật, làm mới

  • Từ ứng dụng “Server Manager”, nhấn vào mục “Not Configured” cạnh “Windows Update”.
  • Khi cửa sổ Windows Update xuất hiện, nhấn vào “Turn On nút Automatic Updates thì các máy chủ sẽ tự động tải và cài đặt những bản cập nhật áp dụng cho máy tính của bạn.

Bước 7: Kích hoạt Windows Server 2012

Trong “Server Manager”, nhấp vào mục “Tùy chọn”.

Tiếp theo, bạn nhập sản phẩm đi kèm với phần mềm. Khi đó, máy chủ sẽ được cài đặt cấu hình hoàn chỉnh và sẵn sàng để hoạt động.

Máy chủ cấu hình như thế nào phù hợp cho doanh nghiệp SMB?

Phù hợp là như thế nào, đây là một vấn đề mà đa số mọi doanh nghiệp đều hay gặp phải, sau đây sẽ là một số gợi ý cho bạn:

Doanh nghiệp có bao nhiêu dữ liệu?

Bạn cần xác định rằng doanh nghiệp hiện có bao nhiêu dữ liệu, lượng dữ liệu đó có phát sinh và sẽ phát sinh bao nhiêu trong bao lâu bằng việc xác định khối lượng dữ liệu kích thước hàng tháng tăng dần. Từ đó đề xuất ra líp dữ liệu lưu trữ cấu hình.

Người dùng và lưu lượng truy cập của doanh nghiệp

Tiến trình xử lý CPU và hoạt động tài nguyên trên Ram càng cao khi càng nhiều người dùng cùng truy xuất vào máy chủ một lúc, làm dó Ram và CPU đều rất quan trọng (Đối với server có từ 50 – 100 user thì phải có cấu hình cực mạnh thì mới có thể trả lời được tất cả các vấn đề nhé).

Hãng nào cho máy chủ?

Với hơn 20 năm kinh nghiệm, HPE mang đến giải pháp máy chủ tối ưu cho doanh nghiệp SMB, đảm bảo hiệu suất cao, bảo mật toàn diện và chi phí đầu tư hợp lý.

Tư vấn chọn cấu hình server cho doanh nghiệp SMB
Máy chủ phù hợp cho doanh nghiệp SMB

Lựa chọn cấu hình Server phù hợp cho doanh nghiệp cùng HPE

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã mạnh tay đầu tư để sở hữu máy chủ HPE với cấu hình vượt trội nhằm nâng cao hiệu suất làm việc đến mức tối đa. Cùng Elite tham khảo những cấu hình Server nổi bật do HPE cung cấp nhé.

  • HPE ProLiant DL380 Gen10 8SFF Hot-Plug: Đây là thiết kế máy chủ rack 2U được trang bị bộ vi xử lý Intel Xeon Scalable. Do đó, thiết bị mang đến sự linh hoạt tối ưu, đồng thời cung cấp một loạt những tính năng mới bao gồm: Không gian lưu trữ lớn, quản lý iLO 5 slick và nhiều biện pháp bảo mật cứng rắn.
  • HPE ProLiant ML30 Gen10 4LFF Hot-Plug: Đây là một máy chủ dạng tháp mạnh mẽ với giá cả phải chăng và được thiết kế dành riêng cho những văn phòng nhỏ hoặc văn phòng từ xa (chi nhánh). Thiết bị mang lại hiệu suất cao, độ bảo mật tin cậy và khả năng nâng cấp ở cấp doanh nghiệp với khoản chi phí thấp hơn.

Công ty Cổ Phần Công Nghệ Elite là đơn vị cung cấp máy chủ HPE uy tín với nhiều năm kinh nghiệm. Đơn vị sở hữu đội ngũ IT chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn cao, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng. Mọi thắc mắc về các sản phẩm máy chủ HPE, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Elite

  • Địa chỉ: 289/1 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
    Số điện thoại: (028) 35 123 959 – Fax: (028) 35 123 958/ 35 128 708
    Website: https://smb-server.elite-jsc.vn/

Qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã nắm được một số thông tin về cấu hình Server, quản trị server là gì?, cũng như các bước thiết lập cấu hình máy chủ. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến cấu hình máy chủ HPE, hãy liên hệ ngay với Elite để được hỗ trợ nhanh chóng.

Xem thêm:

  • vCenter: Khái niệm, kiến trúc máy chủ và tính năng – Elite
  • Dedicated Server: Khái niệm, lợi ích và tính năng nổi bật
  • Database Server là gì? Thành phần và nguyên lý hoạt động
  • Storage Server: Khái niệm, đặc điểm và nguyên lý hoạt động
  • Chassis Server: Khái niệm, vai trò và cách lựa chọn phù hợp
  • RAM Server là gì? Cách phân biệt RAM Server và RAM máy tính
  • Tower Server: Khái niệm, thông số cơ bản và ứng dụng nổi bật
  • App Server: Khái niệm, đặc điểm và cách thức hoạt động
  • Bí kíp lựa chọn Server phù hợp cho doanh nghiệp – Elite
  • Tất tần tật thông tin về Rack Server có thể bạn chưa biết
  • Main Server: Khái niệm, thành phần cơ bản và lưu ý sử dụng
  • Hệ điều hành Server : Khái niệm và các hệ điều hành phổ biến
  • Phần cứng máy chủ : Đặc điểm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
  • Server Switch : Khái niệm, cấu tạo và cách thức hoạt động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *