Server rất quan trọng trong nền tảng hạ tầng CNTT của doanh nghiệp, giúp lưu giữ dữ liệu tập trung dùng cho tất cả hoạt động của doanh nghiệp, chia sẻ cho nhiều ứng dụng, người dùng hoặc để triển khai các ứng dụng dùng chung.
Nói một cách đơn giản, server là một máy tính chuyên dụng được thiết kế để lưu giữ, quản lý, trao đổi, xử lý dữ liệu… nghe có vẻ không khác mấy so với máy tính cá nhân thông thường. Tuy nhiên ở khía cạnh công nghệ và quản lý, ngoài sức mạnh xử lý vượt trội và ổn định, server còn sao lưu dự phòng, bảo mật dữ liệu kinh doanh và có thể mở rộng theo qui mô phát triển của doanh nghiệp..
Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp hiện nay vẫn phân vân chưa rõ server nào là phù hợp với nhu cầu của mình, hoặc thậm chí liệu họ có cần sử dụng máy chủ hay không.
Các máy chủ SMB (Server) hiện nay đã dần thay đổi cách vận hành của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả công việc.
Vậy nên thay vì hỏi “Thời điểm nào thì doanh nghiệp cần trang bị một máy chủ?”, hãy bắt đầu với “Làm thế nào để lựa chọn máy chủ phù hợp?”. Có nên sử dụng máy chủ online, máy chủ ảo? Thương hiệu nào tốt nhất? Hãy cùng cân nhắc các tiêu chí sau đây.
Tính toán nhu cầu phù hợp nhất
Thực ra, nếu nhu cầu chỉ là chia sẻ tập tin qua mạng, hệ thống máy chủ web (web server), e-mail server cho khoảng 20 người dùng thì doanh nghiệp chưa cần đầu tư một máy chủ vật lý. Các giải pháp dựa trên nền tảng cloud là lựa chọn phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu đơn giản, không gian làm việc hạn chế và không có nhân viên IT chuyên trách.
Tuy nhiên khi số lượng người dùng nhiều hơn, thường xuyên chia sẻ dữ liệu làm việc qua mạng, có ứng dụng nghiệp vụ riêng hoặc dữ liệu kinh doanh phát sinh nhiều và liên tục thì bạn nên nghĩ đến hệ thống máy chủ cho doanh nghiệp tại chỗ. Quản lý tập trung và xử lý hiệu quả khối lượng dữ liệu tăng nhanh, SMB Server đảm bảo thông tin không bị xâm phạm hay thất thoát. Tính bảo mật và chi phí đầu tư hiệu quả về lâu dài là những yếu tố được cân nhắc khi thiết kế hệ thống hạ tầng mạng cho doanh nghiệp.
Nói chung, khi doanh nghiệp cần hệ thống CNTT chủ động quản trị những hoạt động thiết yếu thì nên cân nhắc đầu tư vào server – món hàng rất hiệu quả này.
Chọn server tương ứng
Doanh nghiệp cần server mạnh cỡ nào, cấu hình ra sao và quan trọng nhất vẫn là chi phí đầu tư cho việc mua sắm, vận hành hệ thống? Câu trả lời phụ thuộc vào nhu cầu và kế hoạch sử dụng hệ thống server cho doanh nghiệp. Ví dụ, hiện nay trên thị trường server smb đang trải dài dòng sản phẩm, từ cao cấp đến “bình dân”, thậm chí có những máy chủ doanh nghiệp cơ bản giá thấp hơn cả máy tính để bàn cao cấp.
Một máy chủ cho doanh nghiệp nhỏ phục vụ in ấn (print server) cho văn phòng thì có thể chỉ cần cấu hình tương đương máy tính thông thường là đủ.
Chẳng hạn dòng MicroServer Gen10 Plus, ProLiant ML30 Gen10 hoặc ProLiant DL20 Gen10 của Hewlett Packard Enterprise, hãng phòng máy chủ (phòng server) hàng đầu thế giới, phù hợp với nhu cầu từ căn bản như lưu trữ, chia sẻ dữ liệu, in ấn (file server/print server) hoặc web (web server) cho đến các ứng dụng nghiệp vụ như phần mềm bán hàng, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý của doanh nghiệp hay phần mềm thiết kế… và trên hết là sức mạnh bảo mật thông tin. Rõ ràng, đây là những ứng dụng phổ biến nhất của server cỡ nhỏ, hoạt động êm ái trong không gian nhỏ, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư mà vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho công ty nhỏ hoặc chi nhánh của các chuỗi hệ thống, giúp người đứng đầu an tâm về vận hành.
HPE ProLiant Servers còn là một trong những dòng máy chủ thiết kế theo tiêu chuẩn công nghiệp với firmware được tích hợp chức năng bảo mật và quá trình sản xuất khép kín tuân thủ các qui định bảo mật từ phần cứng. Điều này giúp thay đổi cơ chế bảo mật từ thụ động sang chủ động. Chẳng hạn cơ chế Runtime Firmware validation tự động quét kiểm tra mã nguồn firmware sau mỗi 24 giờ và phục hồi về cài đặt gốc nếu phát hiện bất kỳ sự thay đổi trái phép nào đó xảy ra. Tính năng iLO có sẵn giúp tối ưu việc quản lý và đảm bảo tính an toàn cho hệ thống.
Sản phẩm cũng dễ dàng nâng cấp tùy chọn bảo mật với các module dựa trên nền tảng TPM (Trusted Platform Module) nhằm xác thực các thiết bị đáng tin cậy ở cấp phần cứng. Với doanh nghiệp nhỏ, thường không có nhân sự CNTT chuyên trách, thì TPM được xem là giải pháp bảo mật đáng tin cập bởi đây là giải pháp bảo mật dựa trên phần cứng, hiệu quả hơn so với bảo mật bằng phần mềm.
Ảo hóa giúp tối ưu hoá đầu tư
Bên cạnh những sức mạnh cốt lõi trên, HPE còn cung cấp một số công cụ tích hợp và các tính năng mở rộng khác đáp ứng các nhu cầu quản lý, vận hành cụ thể của từng doanh nghiệp.
Đáp ứng nhu cầu cao hơn, dòng server tầm trung (General-purpose) ML350 Gen10 hoặc ProLiant Server DL180 của HPE được thiết kế cho một hệ thống quản trị doanh nghiệp cỡ vừa quản lý dữ liệu vừa xử lý nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu truy xuất dữ liệu của hàng trăm người dùng cùng lúc.
Đặc biệt công nghệ ảo hóa máy chủ cho phép tùy biến linh hoạt theo mục đích sử dụng của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, chức năng này cho phép doanh nghiệp tận dụng hết khả năng của một máy chủ vật lý duy nhất. Nó giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tự xây dựng được một hệ thống Server IT với các thành phần ảo hóa thay vì phải đầu tư 3 đến 4 máy chủ khác nhau.
Khả năng này giúp tối ưu chi phí đầu tư, đơn giản hóa việc quản trị hệ thống, cải thiện độ tin cậy của hạ tầng công nghệ thông tin cũng như khả năng mở rộng linh hoạt theo mức độ phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên máy chủ với tính năng cao hơn sẽ cần đến nhân sự chuyên trách IT.
Tìm hiểu thêm về các sản phẩm máy chủ cho doanh nghiệp tại đây: https://smb-server.elite-jsc.vn/san-pham/