Cloud Storage là gì mà nhiều doanh nghiệp và cá nhân quan tâm đến vậy? Liệu rằng dịch vụ này có thực sự hữu ích cho việc vận hành của doanh nghiệp? Ở bài viết dưới đây, Elite sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Cloud Storage cùng những tính năng của dịch vụ này.
Cloud Storage là gì?
Cloud Storage chính là dịch vụ “lưu trữ đám mây” mà chúng ta ít nhiều cũng đã từng nghe qua. Thuật ngữ này chỉ các dịch vụ lưu trữ, sắp xếp, quản lý dữ liệu của cá nhân, doanh nghiệp trên hệ thống đám mây. Một lợi thế khi sử dụng dịch vụ này đó chính là người dùng có thể truy cập bất cứ nơi nào, bất kể ở đâu. Việc điều khiển cũng được diễn ra thuận lợi và dễ dàng mà không phải lo lắng về vấn đề thời gian hay vị trí địa lý.
Đối với những người được cấp quyền, họ sẽ có thể chỉnh sửa các tệp tin được lưu trữ trên đám mây. Dữ liệu trực tuyến này sẽ hạn chế việc phải lưu trữ trên ổ cứng hay USB. Đặc biệt, chỉ cần kết nối mạng internet, bạn có thể dễ dàng truy xuất, làm việc trên các thiết bị của mình thông qua ứng dụng Cloud Storage.
Xem thêm: Điện toán đám mây: Khái niệm, đặc điểm và ứng dụng nổi bật
Phân loại Cloud Storage
Dịch vụ lưu trữ đám mây được phân chia làm nhiều loại khác nhau, cụ thể:
- Personal Cloud: Có chức năng cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây mà đối tượng là cá nhân. Điển hình là lưu trữ danh bạ, hình ảnh, video cùng các văn bản đơn giản khác.
- Public Cloud: Được dùng nhiều để lưu trữ dữ liệu cho nhóm đối tượng là cộng đồng, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.
- Private Cloud: Dịch vụ lưu trữ này mang tính nội bộ và bảo mật cao hơn các loại kể trên. Dữ liệu sẽ được cung cấp cho những người có thẩm quyền nên chỉ những người này mới có thể xử lý thông tin, thay đổi và làm việc. Nhìn chung, với dịch vụ Private Cloud, tính năng bảo mật cao nên sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ lừa đảo.
- Hybrid Cloud: Đây là dịch vụ lưu trữ có sự kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud. Nó mang đến cho người dùng sự linh hoạt trong việc luân chuyển và triển khai dữ liệu. Đồng thời, tính bảo mật của Hybrid Cloud cũng được đánh giá là rất tốt.
Với các loại Cloud Storage trên, tuỳ vào từng trường hợp, mục đích, nhu cầu cụ thể mà cá nhân, doanh nghiệp có thể linh động chọn lựa. Các dịch vụ Cloud Storage từ cơ bản đến nâng cao rất đáng để trải nghiệm, hãy tham khảo nhé!
4 tính năng của Cloud Storage
Cloud Storage sở hữu rất nhiều tính năng “đáng gờm” khiến các doanh nghiệp đua nhau “rinh về”. Đó là những tính năng gì, cùng Elite tìm hiểu:
Tự động sao lưu
Tự động sao lưu là tính năng đầu tiên, cũng là tính năng dễ nhận thấy nhất của Cloud Storage. Cá nhân, doanh nghiệp giờ đây không cần phải chuyển dữ liệu thủ công theo cách truyền thống bởi Cloud Storage sẽ giải quyết hết vấn đề này. Đặc biệt, trong trường hợp quá trình sao lưu có trục trặc, Cloud Storage vẫn sẽ tự động sao lưu tiếp khi có sự hoạt động trở lại của máy móc hay nguồn điện.
Phục hồi dữ liệu
Bên cạnh sao lưu dữ liệu thì phục hồi dữ liệu cũng là một chức năng đáng khen ngợi của dịch vụ này. Giờ đây, doanh nghiệp, cá nhân không phải lo lắng về nguy cơ mất đi những dữ liệu quan trọng mà không thể lấy lại được. Bởi khi sử dụng đám mây, những dữ liệu này vẫn tồn tại, và người dùng hoàn toàn có thể khôi phục lại bất cứ khi nào, chỉ cần có kết nối internet.
Kiểm tra và triển khai phần mềm
Lưu trữ đám mây giúp người dùng dễ dàng kiểm tra, thử nghiệm và triển khai phần mềm. Bởi nó có thể tạo ra nhiều môi trường độc lập với nhau, tuy nhiên vẫn đảm bảo về sự tương đồng, giúp người dùng linh hoạt trong việc sử dụng các ứng dụng.
Chia sẻ và di chuyển dữ liệu
Một trong những vấn đề mà người dùng và doanh nghiệp thường gặp phải đó là khối lượng dữ liệu lưu trữ ngày một lớn. Điều này khiến họ phải tìm kiếm các giải pháp lưu trữ có thể đảm bảo được tính ổn định với chi phí phù hợp. Tuy nhiên, khi sử dụng Cloud Storage, vấn đề này sẽ được giải quyết. Dữ liệu của cá nhân, doanh nghiệp có thể được chia sẻ và di chuyển một cách an toàn, bảo mật.
Xem thêm: Top các dịch vụ điện toán đám mây tốt nhất để bạn lựa chọn
Lợi ích của Cloud Storage
Cloud Storage mang đến lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp và người dùng:
Đối với doanh nghiệp
- Tổng chi phí đầu tư thấp: Không cần bỏ một đống tiền ra mua phần cứng, ổ cứng và dự trù thêm ngân sách. Với lưu trữ đám mây, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thêm hoặc bỏ bớt không gian lưu trữ. Đặc biệt, với dịch vụ lưu trữ đám mây, bạn chỉ cần trả tiền cho những phần mình sử dụng.
- Giảm thời gian triển khai: Với tính năng lưu trữ đám mây, người dùng chỉ cần xác định số lượng dữ liệu cũng như tổng dung lượng lưu trữ cần thiết. Sau đó, bạn chỉ việc tập trung xử lý các công việc cần thiết mà không cần triển khai lưu trữ dữ liệu cho công ty, doanh nghiệp.
- Quản lý thông tin dễ dàng: Dịch vụ lưu trữ đám mây có tính năng quản lý thông tin, giúp người dùng thực hiện công việc, phân quyền, quản trị thành viên, chia sẻ dữ liệu,… một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Khôi phục thiệt hại: Sử dụng lưu trữ đám mây đồng nghĩa với việc cá nhân, doanh nghiệp đang sở hữu một bản copy dữ liệu quan trọng. Trong trường hợp xảy ra rủi ro, bạn vẫn còn bản dữ liệu copy để tránh thiệt hại lớn.
Đối với người dùng
- Sử dụng dễ dàng: Các dịch vụ lưu trữ đám mây đều có tích hợp web online và ứng dụng cho máy tính. Cùng với đó, giao diện của dịch vụ này cũng khá thân thiện, cho người dùng linh hoạt kéo thả dữ liệu, thao tác dễ dàng.
- Băng thông: Băng cao giúp người dùng không mất nhiều thời gian để lưu trữ, tải tập tin. Giờ đây, bạn chỉ cần dán tập tin và chia sẻ quyền xem, thao tác rất nhanh chóng, dễ dàng.
- Tính truy cập cao: Mọi dữ liệu chứa bên trong dịch vụ lưu trữ đám mây đều có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có kết nối internet.
- Tiết kiệm chi phí: Với dịch vụ lưu trữ đám mây, doanh nghiệp và cá nhân không cần tốn quá nhiều chi phí sử dụng. Bạn chỉ cần trả chi phí cho những gì mình dùng nên rất hợp lý.
Xem thêm: Những thách thức bảo mật của điện toán đám mây thời 4.0
Các công nghệ sử dụng trong Cloud Storage
Không cần quá băn khoăn về tính bảo mật và lưu trữ của Cloud Storage, Elite sẽ bật mí đến bạn công nghệ mà dịch vụ này đang sử dụng. Qua đó. để người dùng yên tâm và tin tưởng hơn:
- Encryption: Mã hóa thông tin thông qua các tổ hợp thuật toán phức tạp. Để giải mã, người dùng cần có “khóa” mã hóa. Trường hợp này, mặc dù có thể crack thông tin được mã hóa nhưng hầu hết các tin tặc không thể truy cập được vào để giải mã thông tin.
- Authentication: Đây chính là quá trình người dùng cần xác thực, tạo tên và mật khẩu.
- Authorization practices: Đây là giao thức uỷ quyền mà người dùng cần liệt kê ra người được phép truy cập thông tin dữ liệu trên đám mây.
Xem thêm: 8 ứng dụng điện toán đám mây thực tế trong doanh nghiệp
Các dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí
Bên cạnh những dịch vụ lưu trữ đám mây trả phí, Cloud storage cũng cho người dùng trải nghiệm những dịch vụ miễn phí như:
- MediaFire: Cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí, có sẵn 10GB lưu trữ. Mức dung lượng này sẽ được tăng lên 50GB khi người dùng đăng ký hoặc giới thiệu bạn bè, đồng thời tải ứng dụng Mediafire.
- Dropbox: Khi đăng ký Dropbox, người dùng sẽ nhận ngay 2GB dung lượng trống, đặc biệt có thể mở rộng lên đến khoảng 18GB.
- Google Drive: Là dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí nổi tiếng với khả năng lưu trữ và sửa chữa, trao đổi dữ liệu linh hoạt. Với phiên bản không cần trả phí, người dùng sẽ được tặng 15GB dung lượng.
- OneDrive: Một dịch vụ đến từ Microsoft với 5GB dung lượng miễn phí cho người dùng.
- Mega: Cung cấp dung lượng miễn phí lên đến 50GB cho người dùng khi đăng ký vào hệ thống MEGA.
- Fshare: Dịch vụ này được cung cấp bởi nhà phát triển người Việt, có nhiệm vụ cập nhật và chia sẻ dữ liệu.
Cloud Storage và những thông tin hữu ích về dịch vụ này đã được Elite chia sẻ chi tiết ở bài viết trên. Hy vọng rằng với những thông tin đó, người dùng sẽ nắm bắt và hiểu hơn về những tính năng, nhiệm vụ cũng như sự cần thiết của Cloud Storage.
Nếu bạn đang thắc mắc hoặc quan tâm bất kỳ thông tin về máy chủ cùng các giải pháp bảo mật dữ liệu, thì hãy liên hệ Elite theo hotline (028) 35 123 959 hoặc ghé địa chỉ 289/1 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh để được hỗ trợ chi tiết.