Bảo mật cơ sở dữ liệu và phương pháp bảo mật cho doanh nghiệp

Song song với sự phát triển công nghệ thông tin, lỗ hổng bảo mật cơ sở dữ liệu là một trong những vấn đề nhức nhối khiến các doanh nghiệp “như nằm trên đống lửa”. Tuy nhiên, Elite sẽ gợi ý 10 giải pháp tăng cường bảo mật dữ liệu, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra định hướng an toàn cho chính mình trước các cuộc tấn công kỹ thuật độc hại cùng những mối đe dọa nội bộ nguy hiểm.

Bảo mật cơ sở dữ liệu là gì?

Bảo mật cơ sở dữ liệu là những biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp, tổ chức áp dụng để đảm bảo tính an toàn cho thông tin, cơ sở dữ liệu khỏi các mối đe dọa từ những yếu tố xâm phạm, đánh cắp. Khi đó, bảo mật cơ sở dữ liệu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giải quyết và bảo vệ:

  • Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu
  • Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu DBMS
  • Các ứng dụng liên quan
  • Máy chủ cơ sở dữ liệu vật lý hoặc máy chủ cơ sở dữ liệu ảo và phần cứng bên dưới
  • Hệ thống máy tính hoặc mạng sử dụng để truy cập cơ sở dữ liệu

Nhìn chung, bảo mật cơ sở dữ liệu là một quá trình phức tạp và đầy thách thức bao gồm tất cả các khía cạnh của công nghệ và thực tiễn bảo mật thông tin.

bảo mật cơ sở dữ liệu là gì
Bảo mật dữ liệu là gì?

Xem thêm: Vì sao bảo mật dữ liệu cần được quan tâm thực hiện ngay?

Bối cảnh chung về bảo mật

Trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày một phát triển, kéo theo những mối đe dọa an ninh mạng “rình rập” mọi lúc, mọi nơi. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có các giải pháp phòng thủ mới:

  • Khối lượng thông tin, dữ liệu lưu trữ ngày càng tăng, đòi hỏi bất kỳ công cụ hoặc phương pháp bảo mật dữ liệu nào phải có khả năng mở rộng cao để đáp ứng các yêu cầu trong tương lai gần và xa.
  • Sự phân tán cơ sở hạ tầng dẫn đến môi trường mạng ngày càng phức tạp, đặc biệt khi các doanh nghiệp chuyển dịch công việc sang mô hình đám mây hoặc kết hợp đa đám mây. Điều này dẫn đến việc quản lý, triển khai các giải pháp bảo mật trở nên phức tạp và khó khăn hơn.
  • Các quy định ngày càng cải tiến chặt chẽ, trong khi bối cảnh tuân thủ quy định toàn cầu trở nên phức tạp, dẫn đến việc tuân thủ các yêu cầu cũng khó khăn hơn.
  • Sự thiếu hụt nguồn nhân lực tay nghề cao và kỹ năng an ninh mạng yếu kém dẫn đến khả năng bảo vệ cơ sở hạ tầng trở nên khó khăn.
bối cảnh chung bảo mật
Bảo mật cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp

Xem thêm: Dữ liệu – tài sản cần doanh nghiệp bảo mật và khai thác

Các mối đe dọa về bảo mật cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp

Có rất nhiều mối đe dọa về bảo mật cơ sở dữ liệu tạo ra các lỗ hổng về bảo mật nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Các chuyên gia đã kiểm chứng rằng, hacker hoàn toàn có thể tạo ra các loại virus có thể lây lan qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu hay thậm chí là tạo ra các rootkit trong chính hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu đó.

Theo Top 20 – 2007 Security Risks của SANS Institute cho biết chủ yếu các lỗ hổng rò rỉ cơ sở dữ liệu trên máy chủ dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng. Trong đó có các lỗ hổng thường gặp nhất là:

  • Sử dụng cấu hình chuẩn với tên đăng nhập và mật khẩu mặc định.
  • Tấn công SQL Injection qua công cụ của cơ sở dữ liệu, ứng dụng bên thứ ba hoặc những ứng dụng trình duyệt web của người dùng.
  • Sử dụng mật khẩu dễ đoán để thiết lập đăng nhập cho các tài khoản cao cấp.
  • Lỗi tràn bộ đệm trong toàn bộ tiến trình “lắng nghe” các cổng phổ biến.

Nhìn chung, cơ sở dữ liệu có thể bị tấn công bằng rất nhiều phương pháp khác nhau và các cuộc tấn công ngày một tinh vi. Thế nhưng, cũng có rất nhiều lỗ hổng rò rỉ dữ liệu do con người tạo ra. Đó có thể công tác quản lý dữ liệu doanh nghiệp không thống nhất dẫn đến dữ liệu nằm rải rác ngoài máy chủ, đĩa/băng lưu trữ, máy chủ dự phòng,…

mối đe dọa bảo mật dữ liệu
Mối đe dọa về bảo mật dữ liệu doanh nghiệp

Xem thêm: Back up dữ liệu cho website, phương án bảo mật cho doanh nghiệp

Các phương pháp tăng cường an toàn cho cơ sở dữ liệu

Trước sự phát triển thần tốc của internet và các thiết bị công nghệ số, doanh nghiệp không phải “thủ công” bảo mật dữ liệu, cất giữ các giấy tờ quan trọng trong tủ hồ sơ hay cài đặt mật khẩu cho máy tính. Giờ đây, việc bảo mật dữ liệu trở lên đơn giản, hiệu quả hơn khi doanh nghiệp ứng các giải pháp cho việc bảo mật cơ sở dữ liệu gồm có:

Triển khai bảo mật vật lý

Tấn công vật lý là một trong những cuộc tấn công an ninh mạng thường gặp khiến các trung tâm dữ liệu hoặc máy chủ mất quyền kiểm soát truy cập. Từ đó, dẫn đến dữ liệu bị lấy cắp, làm hỏng hoặc chèn virus độc hại để giành quyền truy cập từ xa. Được biết, đây là một trong những cách thức tấn công rất khó phát hiện bởi chúng vượt qua giao thức bảo mật kỹ thuật số.

Để khắc phục cũng như tăng cường an toàn hiệu quả cho cơ sở dữ liệu bạn cần tìm chọn các dịch vụ, công ty có những thành tích tốt về các vấn đề bảo mật. Bạn không nên sử dụng các dịch vụ lưu trữ miễn phí hay thiếu những đảm bảo về yếu tố bảo mật.

Trường hợp sở hữu hệ thống hạ tầng riêng, bạn có thể ứng dụng thêm các biện pháp an ninh vật lý như camera, khóa và nhân viên an ninh. Đồng thời, quán triệt mọi truy cập vào máy chủ vật lý phải được ghi lại cũng như chỉ cấp quyền cho những người cụ thể đảm nhiệm.

bảo mật vật lý bảo vệ dữ liệu
Bảo mật vật lý

Tách biệt các máy chủ cơ sở dữ liệu

Nếu như việc đặt CSDL trên cùng một máy chủ web sẽ dễ bị tấn công bởi các nền tảng dịch vụ trực tuyến. Việc đưa ra các biện pháp bảo mật riêng biệt cho các CSDL sẽ đảm bảo an toàn và giảm đáng kể rủi ro khi bị tấn công.

Bạn nên tách biệt các máy chủ cơ sở dữ liệu ra khỏi các dịch vụ khác. Cùng với đó, kết hợp sử dụng thông tin bảo mật theo thời gian thực, theo dõi sự kiện truy cập vào cơ sở dữ liệu một cách độc lập. Khi ấy, bạn hoàn toàn có thể làm chủ tình thế một cách nhanh chóng nếu có phát hiện vi phạm.

Thiết lập máy chủ Proxy HTTPS

Máy chủ Proxy là loại máy chuyên đánh giá các yêu cầu được gửi từ máy trạm trước khi truy cập vào máy chủ cơ sở dữ liệu. Bằng một cách nào đó, máy chủ Proxy hoạt động như một người “gác cổng” trung gian, ngăn chặn các yêu cầu không được phép.

Chỉ cần bạn thiết lập máy chủ Proxy HTTPS, mọi dữ liệu đi qua sẽ được mã hóa và trang bị thêm “lớp áo giáp” bảo mật bổ sung. Từ đó, ngăn chặn và hạn chế tối đa tình trạng xâm nhập an ninh mạng.

máy chủ proxy
Proxy Server

Tránh sử dụng cổng mạng mặc định

Khi thiết lập các CSDL, đơn vị triển khai thường sử dụng các cổng mạng mặc định như CSDL Oracle là cổng 1521 kết nối và truy cập CSDL. Trong khi các cổng này lại được sử dụng rất nhiều trong những cuộc tấn công như một hình thức “mở đường” cho các cuộc xâm nhập CSDL nhanh gọn.

Người dùng không nên sử dụng cổng mạng mặc định. Lúc này kẻ tấn công sẽ phải thử và mất nhiều thời gian, công sức hơn để dò tìm trên nhiều cổng khác nhau truy cập vào máy chủ.

Liên tục giám sát cơ sở dữ liệu theo thời gian thực

Việc thường xuyên theo dõi, giám sát CSDL truy tìm các truy cập lạ sẽ giúp tăng cường bảo mật và cho phép bạn phản ứng nhanh chóng với các cuộc tấn công. Bạn có thể ứng dụng phần mềm Oracle Audit Vault để ghi lại, phát hiện và cảnh báo tất cả các hành động thực hiện trên máy chủ CSDL. Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập giao thức leo thang (escalate) để dễ dàng xử lý các cuộc tấn công mạng, tăng tính an toàn cho dữ liệu nhạy cảm.

Dùng tường lửa cơ sở dữ liệu

Tường lửa (firewall) cũng là một trong những phương pháp hiệu quả đảm bảo tính toàn vẹn CSDL mà bạn có thể áp dụng. Bạn có thể sử dụng bất kỳ giải pháp tường lửa nào hiện nay để tăng tính bảo mật cho CSDL.

Cụ thể giải pháp tường lửa trong sản phẩm AVDF cung cấp 2 chế độ bảo mật bao gồm:

  • Out-of-band: Giúp theo dõi sát sao các truy vấn trực tiếp vào CSDL mà không gây ảnh hưởng tới tốc độ kết nối.
  • Proxy: Đóng vai trò trung gian giữ nguồn kết nối và CSDL, góp phần giám sát và trực tiếp ngăn chặn các rủi ro truy cập trái phép.
tường lửa dữ liệu
Tường lửa cơ sở dữ liệu

Thiết lập các giao thức mã hóa dữ liệu

Việc thiết lập và cài đặt các giao thức mã hóa cho dữ liệu sẽ góp phần ngăn chặn hiệu quả các nguy cơ các cuộc tấn công, xâm phạm/đánh cắp dữ liệu. Khi đó, việc triển khai các giao thức mã hóa sẽ giúp kẻ xấu không đọc và khai thác được ngay cả khi đã lấy được dữ liệu từ hệ thống.

Sao lưu cơ sở dữ liệu đều đặn

Ngoài việc giám sát, theo dõi chặt chẽ CSDL, để giảm thiểu nguy cơ rò rỉ, phá hoại dữ liệu, doanh nghiệp nên thường xuyên sao lưu các dữ liệu với thời gian lên lịch hợp lý và đảm bảo bản sao lưu có thể dùng để khôi phục khi có trường hợp xấu xảy ra. Bạn cũng cần thực hiện song song phương pháp mã hóa và lưu trữ trên máy chủ khác cho bản sao lưu để đảm bảo CSDL được an toàn và có thể khôi phục khi dữ liệu chính bị đánh cắp.

Cập nhật phiên bản mới nhất

Dựa trên khảo sát cho thấy, trên 10 ứng dụng được lưu hành thì có tới 9 ứng dụng không được cập nhật bản mới. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề bảo mật bởi kẻ xấu có thể xâm nhập vào bất cứ thành phần nào trong hệ thống bao gồm cả các phần mềm phụ, Plugin hay ứng dụng bên thứ ba. Doanh nghiệp nên thường xuyên cập nhật các phiên bản mới được cung cấp bởi các hãng nổi tiếng cho phần mềm CSDL và các phần mềm ứng dụng khác có trên hệ thống.

cập nhật phiên bản mới
Cập nhật phiên bản mới

Phương thức xác thực người dùng mạnh

Phương pháp để bảo mật dữ liệu là xác thực người dùng mạnh. Dựa theo nghiên cứu mới đây nhất của Verizon, có tới 80% các vụ xâm nhập đánh cắp dữ liệu là qua mật khẩu. Theo đó, hầu hết người dùng thường sử dụng các mật khẩu dễ đoán và dễ bị đánh cắp. Người dùng nên bổ sung thêm lớp bảo mật khác để tăng tính bảo mật CSDL. Cách khác, doanh nghiệp có thể thiết lập địa chỉ IP cho phép truy cập vào CSDL để giảm nguy cơ xâm phạm tiềm ẩn.

Xem thêm: Các biện pháp bảo vệ dữ liệu an toàn và hiệu quả – Elite

Các câu hỏi thường gặp

Trong quá trình tìm hiểu và sử dụng dịch vụ bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu, sẽ có nhiều vấn đề mà bạn thấy thắc mắc. Cùng Elite giải đáp một số thắc mắc phổ biến:

Mối đe dọa về bảo mật cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp là gì?

Hiện nay, không chỉ các kỹ thuật cao cấp có thể xâm nhập cơ sở dữ liệu mà ngay cả những lỗ hổng bảo mật cơ bản cũng có thể khiến dữ liệu bị đánh cắp. Điển hình những mối đe dọa thường gặp trong bảo mật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp là:

  • Sử dụng cấu hình chuẩn tên đăng nhập và mật khẩu mặc định.
  • Tấn công SQL Injection thông qua các công cụ cơ sở dữ liệu, ứng dụng bên thứ ba hoặc ứng dụng trình duyệt web của người dùng.
  • Sử dụng mật khẩu dễ đoán để thiết lập đăng nhập cho các tài khoản cao cấp.
  • Lỗi tràn bộ đệm trong toàn bộ tiến trình “lắng nghe” các cổng phổ biến.
bảo mật dữ liệu cần được quan tâm
Bảo mật CSDL là vấn đề mà các doanh nghiệp nên quan tâm ngay lúc này

Phương pháp bảo mật cơ sở dữ liệu tốt nhất cho doanh nghiệp?

Những giải pháp nâng cao tính an toàn cho dữ liệu nên triển khai hiện nay đó là:

  • Triển khai bảo mật vật lý
  • Tách biệt các máy chủ cơ sở dữ liệu
  • Thiết lập máy chủ Proxy HTTPS
  • Tránh sử dụng cổng mạng mặc định
  • Liên tục giám sát cơ sở dữ liệu theo thời gian thực
  • Dùng tường lửa cơ sở dữ liệu
  • Triển khai giao thức mã hóa dữ liệu
  • Thường xuyên sao lưu cơ sở dữ liệu
  • Cập nhật phiên bản mới nhất
  • Dùng phương thức xác thực người dùng mạnh

Sự khác nhau giữa an ninh mạng và thông tin bảo mật?

An ninh mạng và thông tin bảo mật là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu bảo mật thông tin là đề cập việc sử dụng các công cụ để bảo vệ thông tin khỏi xâm nhập, kỹ thuật độc hại thì an ninh mạng thiên về bảo mật thông tin phần mềm hay bảo mật dữ liệu số thông qua các phương thức bảo mật mạng máy tính.

an ninh mạng và bảo mật cơ sở dữ liệu
An ninh mạng và bảo mật CSDL

Xem thêm: [Bật mí] Cách lưu trữ dữ liệu an toàn nhất mà bạn chưa biết

Bảo mật dữ liệu cùng giải pháp VDI

Nhận thấy những lỗ hổng CSDL ngày càng gia tăng và trở thành “bài toán” nhức nhối với các doanh nghiệp, Elite mang tới giải pháp VDI – một trong những giải pháp hàng đầu giúp khách hàng tăng tính bảo mật cơ sở dữ liệu. VDI là giải pháp ảo hóa máy tính thông minh được thiết kế dành riêng cho cá nhân làm việc – Virtual Desktop. Khi đó, người dùng thay vì sử dụng chiếc máy tính truyền thống thì giờ đây có thể kết hợp nhiều thiết bị đầu cuối khác nhau để làm việc như một chiếc máy tính thông thường.

Khác với các giải pháp máy tính ảo trên thị trường, phương pháp để bảo mật dữ liệu bằng công nghệ máy tính ảo VDI được ví như “người bạn đồng hành tin cậy” giúp doanh nghiệp:

  • Bảo mật dữ liệu mọi lúc, mọi nơi, không giới hạn địa điểm làm việc. Giải pháp VDI cho phép quản trị dữ liệu tập trung nên đảm bảo tính bảo mật và ổn định rất cao. Mặt khác, giải pháp máy tính ảo VDI còn dễ dàng nâng cấp cấu hình, đồng bộ.
  • Linh động làm việc ngay cả khi dùng mobile hay tablet mà vẫn chỉ thao tác trên một “máy tính” duy nhất.
  • Tiết kiệm chi phí nhân sự, điện năng bởi thông qua VDI, nhân viên quản trị có thể quản lý 200 VMs. Mặt khác, việc sử dụng màn hình Thin Client tiêu tốn rất ít điện năng, gần như không tiêu tốn điện thay vì thiết bị desktop có thể tiêu thụ đến vài trăm W.
giải pháp vdi bảo mật dữ liệu
Dữ liệu được sử dụng để đảm bảo tính bảo mật – Giải pháp VDI

Nếu doanh nghiệp đang gặp các vấn đề trong việc quản trị hệ thống máy tính lớn, máy tính cần hoạt động 24/7 hay nhu cầu cần máy tính cấu hình cao thì đừng bỏ qua giải pháp công nghệ áo hóa máy tính VDI. Hiện tại, VDI là giải pháp độc quyền của Công ty Cổ Phần Công Nghệ Elite chuyên các giải pháp phần mềm hỗ trợ bảo mật, vận hành doanh nghiệp.
Liên hệ ngay Elite theo thông tin dưới đây để được tư vấn và trải nghiệm trực tiếp giải pháp này!

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Elite

  • Địa chỉ: 289/1 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: (028) 35 123 959 – Fax: (028) 35 123 958/ 35 128 708
  • Website: https://smb-server.elite-jsc.vn/

Trên đây là các thông tin chi tiết về bảo mật cơ sở dữ liệu và giải pháp tăng cường bảo mật dữ liệu hiệu quả. Có thể thấy, an toàn dữ liệu là một trong những yếu tố quan trọng trong vận hành doanh nghiệp nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công và xâm nhập dữ liệu.

Xem thêm một số bài viết khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *