Công ty nghiên cứu thị trường IDC vừa công bố báo cáo về thị trường quý I/2016 với khẳng định: Hewlett Packard Enterprise (HPE) không những tiếp tục vững ngôi đầu trên thị trường máy chủ thế giới.
Theo đó, thị phần HPE đạt tới 26.7%, giữ ngôi đầu cho hệ thống lưu trữ cấp độ doanh nghiệp với 17.3% thị phần.
Đáng chú ý hơn, HPE còn là nhà cung cấp máy chủ và thiết bị lưu trữ dữ liệu duy nhất có doanh thu tăng trưởng so với năm ngoái, trong khi doanh thu của các nhà cung cấp hàng đầu khác đều giảm sút.
Thị trường máy chủ suy giảm do nhu cầu
Báo cáo cho biết, trong quý 1/2016, thị trường máy chủ toàn cầu đầy biến động. Điển hình nhất phải kể đến là việc Dell và EMC sát nhập lại làm một, Cisco bổ nhiệm CEO mới và tổ chức lại hệ thống công ty.
Trong quý I/ 2016, tổng doanh thu thị trường máy chủ toàn cầu là 12.4 tỷ USD, giảm 3.6% so với năm trước. Nguyên nhân là do nhu cầu của thị trường máy chủ đã chậm lại bởi sự tạm ngưng trong việc triển khai máy chủ siêu quy mô cũng như một dấu chấm hết cho chu kì làm mới doanh nghiệp. Số máy chủ được bán ra toàn cầu giảm 3.0%, xuống còn 2.2 triệu đơn vị.
Tuy nhiên, tình hình thị trường theo khu vực lại có sự khác nhau rõ rệt. Khu vực châu Á/Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) có một đợt tăng trưởng doanh thu mạnh nhất với mức tăng 10.2% so với cùng kì năm ngoái, doanh thu khu vực Tây Âu cũng tăng 1.7%. Trung Quốc, một lần nữa, có mức doanh thu tăng rõ rệt 14.9% lên tới 1.9 tỷ đô la.
Ở chiều ngược lại, thị trường Mỹ lại có sự giảm sút không nhỏ với 6.0% doanh thu so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, khu vực hứng chịu sự sụt giảm nghiêm trọng nhất là Trung và Đông Âu (CEE) với doanh thu giảm 41.6% , Mỹ La Tinh với doanh thu giảm 32.3%.
Xem thêm: HPE là gì ? Các thông tin hữu ích về HPE mà bạn chưa biết
“Hiện tượng” HPE
Tuy vậy, theo IDC, các phân khúc trong thị trường máy chủ có sự khác biệt rõ nét.
Quý I/2016, nhu cầu cho máy chủ x86 tăng 2.6% so với cùng kỳ năm ngoái với tổng doanh thu toàn cầu lên đến 10.6 tỷ USD.
Các loại máy chủ Non-x86 hứng chịu một đợt suy giảm 28.7% so với năm ngoái làm cho doanh thu còn 1.8 tỷ USD, chiếm 14.7% của doanh thu máy chủ quý này. Doanh thu máy chủ ARM giảm trong quý I năm 2016, với triển khai hệ thống HPE Moonshot chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Phân tích các doanh nghiệp, IDC cũng khẳng định: bằng việc dẫn đầu thị trường với 29.7% tỷ trọng doanh thu (tăng 5.5% so với cùng kì năm ngoái),HPE là công ty duy nhất có doanh thu tăng trưởng trong một phân khúc giảm. Dell giữ vị trí thứ hai, nắm 21.5% tỷ trọng doanh thu (giảm 1.8% so với cùng kì năm ngoái). Tại thị trường Việt Nam, HPE chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình khi chiếm 40% thị trường doanh thu máy chủ. Các vi trí tiếp theo là Dell (23%) và Lenovo (11%).
Với doanh thu tăng 3,5%, đây là quý thứ 9 liên tiếp HPE tiếp tục dẫn đầu thị trường máy chủ toàn cầu với doanh thu và số lượng sản phẩm bán ra. HPE là nhà cung cấp duy nhất đạt được tăng trưởng doanh thu so với năm trước– trong khi doanh thu của tất cả các nhà cung cấp hàng đầu khác đều giảm: Dell giảm 1.8%, IBM giảm 32.9%, Lenovo giảm 8.6%, Cisco giảm 4.5%, Oracle giảm 8.3% và ODM Direct giảm 11.0%.
Trong hạng mục máy chủ phiến (Blade Server), HPE cũng đứng đầu trong tổng doanh thu và đơn vị bán ra trong 9.5 năm liên tiếp (38 quý) với tăng trưởng 2.9% mỗi năm, vị trí thứ hai thuộc về Dell với doanh thu giảm 10.6% so với năm trước. Tại thị trường Việt Nam, HPE cũng dẫn đầu thị trường với 41% số lượng máy chủ phiến bán ra.
HPE đứng đầu trong một hạng mục mới của IDC là máy chủ Modular (kết hợp giữa máy chủ Mật độ tối ưu và máy chủ Phiến) với 34.4% tổng doanh thu thị trường, hơn 15% so với Cisco- vị trí thứ hai và hơn Dell 17 điểm – vị trí thứ ba. Đặc biệt, tại Việt Nam, HPE chiếm vị thế tuyệt đối với 100% thị phần do các định hướng chiến lược hợp lý trong việc giới thiệu đến khách hàng của mình sử dụng máy chủ Modular trong các ứng dụng tính toán hiệu năng cao (HPC), điện toán đám mây (Cloud) và các giải pháp cho khối Game.
Rõ ràng, chiến lược của HPE với sự tách biệt để có được sự tập trung và linh hoạt đang đạt được những tín hiệu khả quan với khả năng vượt qua những khó khăn chung của thị trường và giành được thị phần từ đối thủ.
Thị trường lưu trữ dữ liệu cấp độ doanh nghiệp cũng thuộc về HPE
Theo báo cáo của IDC, trong quý I năm 2016, doanh thu thị trường hệ thống lưu trữ dữ liệu cấp độ doanh nghiệp toàn cầu (gồm mảng hệ thống trữ dữ liệu ngoài và hệ thống trữ dữ liệu triển khai trên nền máy chủ) là 8.2 tỷ USD – giảm so với năm trước 7.0%. Tuy vậy, HPE vẫn chiếm vị trí số 1 với 17.3% thị phần (EMC theo sau với 16.4%). Như vậy HPE là nhà cung cấp duy nhất hiện nay có doanh thu hệ thống lưu trữ dữ liệu cấp độ doanh nghiệp tăng so với năm ngoái: HPE tăng 11.0%, EMC giảm 11.8%, Dell giảm 5.8%, NetApp giảm 15.6%, Hitachi giảm 1.6%, IBM giảm 11.4% và ODM Direct giảm 39.9%.
Theo Infonet, đăng tải vào 28/06/2016
Quý I/2016, nhu cầu cho máy chủ x86 tăng 2.6% so với cùng kỳ năm ngoái với tổng doanh thu toàn cầu lên đến 10.6 tỷ USD.
Các loại máy chủ Non-x86 hứng chịu một đợt suy giảm 28.7% so với năm ngoái làm cho doanh thu còn 1.8 tỷ USD, chiếm 14.7% của doanh thu máy chủ quý này. Doanh thu máy chủ ARM giảm trong quý I năm 2016, với triển khai hệ thống HPE Moonshot chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Phân tích các doanh nghiệp, IDC cũng khẳng định: bằng việc dẫn đầu thị trường với 29.7% tỷ trọng doanh thu (tăng 5.5% so với cùng kì năm ngoái),HPE là công ty duy nhất có doanh thu tăng trưởng trong một phân khúc giảm. Dell giữ vị trí thứ hai, nắm 21.5% tỷ trọng doanh thu (giảm 1.8% so với cùng kì năm ngoái). Tại thị trường Việt Nam, HPE chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình khi chiếm 40% thị trường doanh thu máy chủ. Các vi trí tiếp theo là Dell (23%) và Lenovo (11%).
Với doanh thu tăng 3,5%, đây là quý thứ 9 liên tiếp HPE tiếp tục dẫn đầu thị trường máy chủ toàn cầu với doanh thu và số lượng sản phẩm bán ra. HPE là nhà cung cấp duy nhất đạt được tăng trưởng doanh thu so với năm trước– trong khi doanh thu của tất cả các nhà cung cấp hàng đầu khác đều giảm: Dell giảm 1.8%, IBM giảm 32.9%, Lenovo giảm 8.6%, Cisco giảm 4.5%, Oracle giảm 8.3% và ODM Direct giảm 11.0%.
Trong hạng mục máy chủ phiến (Blade Server), HPE cũng đứng đầu trong tổng doanh thu và đơn vị bán ra trong 9.5 năm liên tiếp (38 quý) với tăng trưởng 2.9% mỗi năm, vị trí thứ hai thuộc về Dell với doanh thu giảm 10.6% so với năm trước. Tại thị trường Việt Nam, HPE cũng dẫn đầu thị trường với 41% số lượng máy chủ phiến bán ra.
HPE đứng đầu trong một hạng mục mới của IDC là máy chủ Modular (kết hợp giữa máy chủ Mật độ tối ưu và máy chủ Phiến) với 34.4% tổng doanh thu thị trường, hơn 15% so với Cisco- vị trí thứ hai và hơn Dell 17 điểm – vị trí thứ ba. Đặc biệt, tại Việt Nam, HPE chiếm vị thế tuyệt đối với 100% thị phần do các định hướng chiến lược hợp lý trong việc giới thiệu đến khách hàng của mình sử dụng máy chủ Modular trong các ứng dụng tính toán hiệu năng cao (HPC), điện toán đám mây (Cloud) và các giải pháp cho khối Game.
Rõ ràng, chiến lược của HPE với sự tách biệt để có được sự tập trung và linh hoạt đang đạt được những tín hiệu khả quan với khả năng vượt qua những khó khăn chung của thị trường và giành được thị phần từ đối thủ.
Thị trường lưu trữ dữ liệu cấp độ doanh nghiệp cũng thuộc về HPE
Theo báo cáo của IDC, trong quý I năm 2016, doanh thu thị trường hệ thống lưu trữ dữ liệu cấp độ doanh nghiệp toàn cầu (gồm mảng hệ thống trữ dữ liệu ngoài và hệ thống trữ dữ liệu triển khai trên nền máy chủ) là 8.2 tỷ USD – giảm so với năm trước 7.0%. Tuy vậy, HPE vẫn chiếm vị trí số 1 với 17.3% thị phần (EMC theo sau với 16.4%). Như vậy HPE là nhà cung cấp duy nhất hiện nay có doanh thu hệ thống lưu trữ dữ liệu cấp độ doanh nghiệp tăng so với năm ngoái: HPE tăng 11.0%, EMC giảm 11.8%, Dell giảm 5.8%, NetApp giảm 15.6%, Hitachi giảm 1.6%, IBM giảm 11.4% và ODM Direct giảm 39.9%.
Theo Infonet, đăng tải vào 28/06/2016
Xem thêm một số bài viết khác của Elite dưới đây
- Bộ vi xử lý HPE iLO (Integrated Lights-Out) có gì nổi bật?
- HPE StoreOnce – giải pháp bảo vệ dữ liệu dựa trên điện toán đám mây
- HPE dẫn đầu thị trường về cung cấp máy chủ và thiết bị lưu trữ
- Máy Chủ HPE Công Nghệ Cao cung cấp các tính năng vượt trội