Những năm gần đây, tấn công mạng đang trở thành nỗi ám ảnh của hầu hết doanh nghiệp trên thế giới, đặc biết là các doanh nghiệp SMB, bởi chúng luôn để lại những hậu quả nặng nề về cơ sở hạ tầng, cũng như thiệt hại về dữ liệu không thể đong đếm được. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến những lý do phổ biến vì sao doanh nghiệp nhỏ lại thường là mục tiêu của tội phạm mạng, cũng như cách để chống lại.
Theo báo cáo của hãng Symantec, có đến hơn 43% của các cuộc tấn công mạng là nhắm vào các doanh nghiệp SMB. Thậm chí, báo cáo cũng đưa ra một thông số đáng báo động là đến 60% doanh nghiệp nhỏ không còn hoạt động kinh doanh sau 6 tháng bị tấn công mạng. Qua những con số này, chúng ta có thể thấy được những cuộc tấn công mạng thường để lại hậu quả nặng nề cho doanh nghiệp nhỏ, và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cùng Elite tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết sau
Vì sao SMB thường hacker bị nhắm đến?
Có một vài lý do khiến cho hệ thống mạng của doanh nghiệp SBM thường bị các nhóm tội phạm mạng dòm ngó.
Đầu tiên, đó là hacker rất dễ hack vào database của các doanh nghiệp SMB. Việc này dễ dàng hơn rất nhiều nếu so với những tập đoàn lớn thế giới. Cụ thể, các doanh nghiệp SMB thường có chi phí đầu tư rất ít cho công nghệ bảo mật, các biện pháp phòng thủ. Chính vì thế, hacker cũng không cần quá nhiều kiến thức cũng như công sức để xâm nhập được vào hệ thống.
Trong khi đó, đa số các tập đoàn lớn luôn đầu tư những tiêu chuẩn cao nhất cho việc bảo mật hệ thống cũng như cơ sở dữ liệu của họ, ngoài ra họ cũng luôn có những nhân viên công nghệ thông tin chuyên nghiệp, hoặc thuê các công ty của bên thứ 3 chuyên về bảo mật để thực hiện việc giám sát, theo dõi để bảo vệ hệ thống.
Thứ hai, doanh nghiệp SMB bị hacker nhắm tới bởi họ được xem là bước trung gian để chúng tiến hành thực hiện tấn công vào những mục tiêu cao hơn. Nói một cách đơn giản, các doanh nghiệp SMB thường cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho những tập đoàn lớn, vì thế khi tấn công được vào hệ thống mạng của doanh nghiệp nhỏ, hacker cũng dễ dàng nắm được thông tin và từ đó đề ra được phương thức tấn công vào hệ thống mạng doanh nghiệp lớn.
Xem thêm: Máy chủ HPE giá tốt – Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Elite
Làm sao ngăn chặn các cuộc tấn công mạng
Qua những thông tin trên, chúng ta có thể thấy được sự phổ biến của những cuộc tấn công mạng nhằm vào các doanh nghiệp SMB và hoàn toàn không biết khi nào xảy ra. Vì thế, doanh nghiệp cần trang bị những kiến thức và từng bước thực hiện các biện pháp phòng vệ ngay từ đầu.
Một trong những cách làm đầu tiên để tăng cường tính bảo mật cho doanh nghiệp, là phát triển các giao thức (Policy) bảo mật mạnh mẽ và đảm bảo hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, những Policy này phải phù hợp với cách làm việc của công ty, cũng như được nhân viên nhận thức đúng đắn và tuân thủ.
Bước tiếp theo là thiết lập mật khẩu đủ mạnh hệ thống mạng của doanh nghiệp. Một mật khẩu khó cũng là một yếu tố quan trọng để hacker không dò được bằng những phương pháp thông thường. Password tốt nhất thường có từ 10-13 kí tự, có chữ thường, chữ in hoa, số và các kí tự đặc biệt. Nếu doanh nghiệp đang sử dụng mạng Wi-Fi, hãy chắc chắn rằng nó đang sử dụng chuẩn WPA2, bởi đây là chuẩn bảo mật với mã hóa dài, giúp mạng trở nên bảo mật, khó phá hơn
Bên cạnh mật khẩu, doanh nghiệp cũng cần mã hóa tất cả dữ liệu, từ nhân viên cho đến khách hàng. Dù là bất kì loại thông tin nào như số an sinh xã hội của các nhân viên, tài khoản thẻ tín dụng hoặc những thông tin quan trọng hơn như số liệu tài chính, kế hoạch kinh doanh… người quản trị đều nên mã hóa dữ liệu trước khi lưu vào máy chủ nội bộ hoặc lưu trữ trên Cloud. Có khá nhiều phần mềm có thể giúp bạn mã hóa dữ liệu, hoặc có thể liên hệ với các nhà cung cấp giải pháp của bên thứ 3 để thực hiện điều này.
Ngoài ra, nhà quản trị hệ thống mạng của doanh nghiệp cũng cần cài đặt các chương trình diệt Malware cho tất cả máy tính của nhân viên. Cách làm này sẽ giúp thêm một lớp phòng thủ cho các máy tính khỏi những tác nhân gây hại.
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, hãy đầu tư vào một chuyên gia bảo mật, để giám sát và bảo vệ dữ liệu của bạn.
Đây là một hướng đi đúng đắn đang được nhiều doanh nghiệp nhỏ thực hiện, cùng với việc chuyển sang lưu trữ dữ liệu trên đám mây. Sử dụng công ty bên thứ 3 chuyên về bảo mật, bạn cũng có thể yên tâm rằng những mối đe dọa luôn được cập nhật mới nhất, cũng như mở rộng khả năng bảo mật khi doanh nghiệp phát triển. Những chuyên gia bảo mật, luôn biết chính xác những mối đe dọa, và sẽ thông báo cho bạn biết khi có dấu hiệu bất thường, giúp bạn loại bỏ bớt gánh nặng về bảo mật mạng để tập trung hơn vào công việc điều hành công ty.
Xem thêm: Điện toán đám mây : Khái niệm, đặc điểm và ứng dụng nổi bật
Giải pháp máy chủ của HPE bảo mật dữ liệu doanh nghiệp tối ưu
Khi mà tình hình tội phạm mạng ngày càng leo thang, các doanh nghiệp đã nhận ra rằng bảo mật hệ thống cơ sở hạ tầng, và dữ liệu của công ty đã là một vấn đề vô cùng cấp bách. Bằng cách phát triển các chính sách bảo mật mạnh, mã hóa dữ liệu, và thuê bên thứ 3 chuyên về bảo mật, là những gì cần thiết để bảo vệ hệ thống mạng của doanh nghiệp SMB.
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư sản phẩm máy chủ ProLiant thế hệ mới nhất của HPE nhằm cải thiện và tăng cường bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp.
Máy chủ HPE ProLiant thế hệ thứ 10 được thiết kế với những cải tiến mới về bảo mật, nâng tổng cấp độ bảo mật máy chủ lên 5 lớp: Phần mềm, hệ điều hành, firmware, phần cứng và BIOS. Những chức năng bảo mật này được vận hành nhờ đặt khóa nhận dạng tích hợp trong con chip điều khiển máy (iLO) và BIOS. Nếu trong quá trình khởi động, thông tin nhận dạng không khớp giữa chip và phần sụn, máy chủ sẽ không khởi động. Ngoài ra, một khi Chip iLO xác đinh máy chủ đã bị xâm nhập, nó sẽ tự động khởi động chế độ phục hồi, tự động phục hồi phần sụn (firmware)về trạng thái trước đó với mức an ninh tối đa. Nhờ công nghệ bảo mật từ gốc, HPE được đánh giá là dòng máy chủ bảo mật nhất thế giới.
Các loại máy chủ của HPE đáp ứng được tất cả các tiêu chí và quy mô lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp của bản. Đặc biệt mức độ bảo mật một cách tối ưu giúp hệ thống doanh nghiệp của bạn được vận hành một cách tối ưu nhất.
Tìm hiểu thêm về các sản phẩm máy chủ cho doanh nghiệp tại đây: https://smb-server.elite-jsc.vn/san-pham/
Xem thêm:
- Server : Khái niệm, phân loại và vai trò đối với doanh nghiệp
- HPE là gì ? Các thông tin hữu ích về HPE mà bạn chưa biết
- [Bí quyết] Lựa chọn máy chủ cho doanh nghiệp nhỏ – Elite
- So sánh máy chủ và máy trạm : Lựa chọn nào phù hợp với bạn?
- Chuyển đổi số là gì? Khái niệm chuyển đổi số
- Bảo vệ doanh nghiệp SMB trước tấn công mạng
- Mô hình hệ thống IT cho Doanh nghiệp SMB
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên đổi mới sáng tạo
- Nhiều Doanh Nghiệp Lớn Tại Việt Nam Có Nguy Cơ Bị Tấn Công Mạng
- Làm gì để hạn chế rò rỉ dữ liệu trên mạng xã hội
- Hạ tầng công nghệ thông tin : Thành phần, lợi ích và vai trò
- Latency là gì ? Nguyên nhân, cách tính và khắc phục hiệu quả
- Firewall : Khái niệm, chức năng và cách thức hoạt động