Hiện nay lưu trữ dữ liệu rất quan trọng trong thời đại công nghệ số. Mỗi doanh nghiệp cần có giải pháp lưu trữ dữ liệu cho phù hợp. Vậy giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp là các giải pháp nào? Bài viết sau đây của Elite sẽ giúp bạn hiểu về từng giải pháp cũng như các tiêu chí lựa chọn.
Lưu trữ dữ liệu là gì?
Lưu trữ dữ liệu (Data Storage) là quy trình tạo, thiết lập và bảo quản các thông tin dạng số hoặc tài liệu cho một tổ chức hay hệ thống. Trong đó, quy trình lưu trữ dữ liệu có thể bao gồm các hoạt động như đọc, ghi, cập nhật, xóa dữ liệu,… cho phép doanh nghiệp dễ dàng lưu trữ, truy xuất, sao lưu thông tin để hỗ trợ cho các quyết định sau này.
Hiện có rất nhiều phương pháp lưu trữ dữ liệu bao gồm: lưu trữ trực tuyến trên máy chủ nội bộ, dịch vụ đám mây. Tất cả các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp đều được thiết kế dựa trên các tiêu chí: bảo mật, khả năng mở rộng dữ liệu cũng như tính khả dụng và độ tin cậy tuyệt đối.
Xem thêm: Xu hướng dịch chuyển và giải pháp máy chủ cho doanh nghiệp
Tại sao lưu trữ dữ liệu tập trung quan trọng với doanh nghiệp?
Đối với doanh nghiệp, việc lưu trữ dữ liệu là một trong những hoạt động quan trọng đảm bảo tính an toàn, hiệu suất cũng như tính sẵn sàng của dữ liệu trong mọi công việc hàng ngày.
Ở góc nhìn của những người trong cuộc, việc lưu trữ dữ liệu được cho là giải pháp sống còn đối với doanh nghiệp. Các hoạt động này giúp ích rất nhiều trong công tác quản lý và đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu doanh nghiệp cũng như tổ chức. Cụ thể về các lợi ích khi lưu trữ dữ liệu tập trung:
- Cho phép lưu trữ không giới hạn về dữ liệu, không gian hay định dạng dữ liệu.
- Nâng cao hiệu suất vận hành nhờ khả năng truy cập mọi lúc, mọi nơi và truy xuất dữ liệu một cách nhanh chóng.
- Góp phần giúp đưa ra các phân tích chính xác dựa trên dữ liệu.
- Tiết kiệm chi phí lưu trữ dữ liệu so với hình thức tài liệu giấy.
Phương tiện nào dưới đây lưu trữ dữ liệu của danh nghiệp? Hiện nay, thay vì lưu trữ dữ liệu trên các tệp hồ sơ, tài liệu giấy các doanh nghiệp thường lưu trữ bằng các phương tiện: đĩa than, chữ viết tay, RNA, DNA, đĩa quang,… Đây được gọi là phương tiện lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số có ưu điểm tiết kiệm không gian lưu trữ so với hình thức tài liệu giấy.
Xem thêm: Giải pháp tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp giữa đại dịch Covid 19
3 vấn đề liên quan đến lưu trữ dữ liệu
Có nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến lưu trữ dữ liệu mà các tổ chức và cá nhân cần quan tâm. Dưới đây là một số vấn đề chính liên quan đến lưu trữ dữ liệu:
Khối lượng dữ liệu tăng
- Sự phát triển của công nghệ và sự gia tăng đáng kể của dữ liệu số khiến lượng thông tin mà các doanh nghiệp phải xử lý và cần lưu trữ ngày càng một “khổng lồ”.
- Sự gia tăng đáng kể trong lượng dữ liệu yêu cầu hệ thống lưu trữ có khả năng mở rộng linh hoạt để đáp ứng nhu cầu và tránh tình trạng “cạn kiệt” tài nguyên lưu trữ.
- Đối mặt với lượng dữ liệu “khổng lồ”, việc quản lý hiệu quả dữ liệu trở thành “bài toán khó” cho các doanh nghiệp.
Đảm bảo riêng tư và bảo mật
- Đối với các dữ liệu nhạy cảm như thông tin khách hàng, tình hình tài chính doanh nghiệp, bí mật công nghệ cùng một số thông tin quan trọng khác.
- Ứng dụng các phương pháp bảo mật như mã hóa dữ liệu, quản lý quyền truy cập, giám sát, và phát hiện xâm nhập, nhằm ngăn chặn các nguy cơ từ cả bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.
- Đảm bảo tính riêng tư và bảo mật dữ liệu là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt khi có sự hiện diện các quy định pháp lý liên quan đến quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu.
Tính khả dụng và đáng tin cậy
- Ưu điểm của việc lưu trữ thông tin đối với doanh nghiệp, tổ chức, dữ liệu phải có tính khả dụng, dễ dàng truy cập mọi lúc, mọi nơi.
- Phương pháp lưu trữ dữ liệu đảm bảo tính khả dụng thông qua việc áp dụng các kỹ thuật sao lưu và khôi phục dữ liệu, cùng với các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn mất dữ liệu và sự cố hệ thống.
- Tính đáng tin cậy của hệ thống lưu trữ dữ liệu giúp đảm bảo dữ liệu không bị hỏng, thất lạc hoặc bị biến đổi không đáng kể trong quá trình thực hiện các hoạt động lưu trữ và truy xuất.
Xem thêm: 5 Cân nhắc hàng đầu để xây dựng chiến lược VDI thành công
Nền tảng Server làm hệ thống lưu trữ trong doanh nghiệp
Server là một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống lưu trữ dữ liệu máy chủ. Hiện có 3 nền tảng Server phổ cập mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để làm hệ thống lưu trữ như máy chủ riêng, máy chủ ảo, máy chủ đám mây. Hãy cùng Elite tìm hiểu phương tiện nào dưới đây lưu trữ dữ liệu của một cơ sở dữ liệu tốt nhất cho doanh nghiệp nhé!
Máy chủ riêng
Tại sao cần tổ chức lưu trữ dữ liệu độc lập với phần mềm? Máy chủ riêng (Dedicated Server) bao gồm các thiết bị phần cứng độc lập và cho tốc độ xử lý các dữ liệu rất nhanh. Với nền tảng máy chủ riêng, doanh nghiệp có thể khôi phục lượng lớn dữ liệu khách hàng nếu băng thông của trang web được đáp ứng tối đa.
Tuy nhiên, nhược điểm của nền tảng này lại tốn khá nhiều chi phí vận hành, bảo trì và đầu tư. Đặc biệt, nếu có thay thế phần cứng, phương pháp này khá phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng.
Mặt khác, việc sao lưu dữ liệu trên máy chủ riêng cũng đòi hỏi phức tạp hơn so với nền tảng máy chủ ảo và máy chủ đám mây. Do vậy, lưu trữ dữ liệu trên nền tảng máy chủ riêng thường được các doanh nghiệp lớn, có tài chính lớn mạnh cũng như khả năng hoạt động ổn định ứng dụng.
Máy chủ ảo
Máy chủ ảo (Virtual Private Server, viết tắt VPS) bao gồm các thành phần như CPU, ổ HDD, RAM riêng. Sự hoạt động của máy chủ ảo bị ảnh hưởng lớn bởi mức độ ổn định của máy chủ vật lý. Điều này có nghĩa, nếu máy chủ vật lý gặp sự cố, hệ thống máy chủ ảo sẽ bị dừng hoạt động và mất dữ liệu.
Mặt khác, nếu ứng dụng nền tảng máy chủ ảo trong quản lý dữ liệu doanh nghiệp sẽ phải trả phí cho toàn bộ cấu hình hệ thống này. Đồng thời, các hoạt động mở rộng hay lược bỏ tài nguyên trên máy chủ ảo sẽ bị giới hạn bởi cấu hình máy chủ vật lý. Tuy nhiên, nếu so sánh với máy chủ riêng thì quá trình này vẫn tiêu tốn ít thời gian và tài nguyên hơn nhiều.
Máy chủ đám mây
Máy chủ đám mây (Cloud Server) là một trong những nền tảng lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất hiện nay. Dịch vụ lưu trữ đám mây dành cho doanh nghiệp khắc phục hầu hết nhược điểm của máy chủ riêng và máy chủ ảo, máy chủ đám mây hoạt động với tính khả dụng cao trên nền tảng điện toán (hay còn gọi là lưu trữ đám mây).
Xem thêm: Hiện thực hoá đám mây lai với HPE và Red Hat
Tiêu chí lựa chọn giải pháp lưu trữ doanh nghiệp phù hợp
Trước rất nhiều các giải pháp lưu trữ dữ liệu, doanh nghiệp cần có những tiêu chí lựa chọn sao cho phù hợp. Các giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt đều có các đặc điểm cơ bản nào? Mời bạn xem tiếp ở phần nội dung dưới đây:
Hiệu suất và khả năng mở rộng
Doanh nghiệp nên xem xét tính khả dụng của giải pháp trong việc xử lý và truy xuất dữ liệu sao cho đảm bảo tính nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, cân nhắc về khả năng mở rộng dung lượng lưu trữ và xử lý dữ liệu khi nhu cầu lưu trữ tăng lên trong tương lai, điều này cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn nên xem xét.
Bảo mật và quản lý truy cập dữ liệu
Các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp cần đảm bảo tính bảo mật dữ liệu trước những truy cập trái phép, lấy cắp hoặc mất mát. Đồng thời, cơ chế quản lý truy cập cần đảm bảo tính linh hoạt, thay vì chế độ riêng tư doanh nghiệp nên để kiểm soát quyền truy cập dữ liệu dựa trên vai trò và phân quyền của người dùng. Điều này cũng là một phần quan trọng không thể thiếu của các giải pháp này.
Chi phí, khả năng tương thích
Để chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu phù hợp, doanh nghiệp cần dựa trên giá lưu trữ đám mây dành cho doanh nghiệp đầu tư ban đầu, chi phí duy trì giải pháp cũng như chi phí bảo trì, nâng cấp về sau. Mặt khác, để đảm bảo khả năng tích hợp dữ liệu dễ dàng và hiệu quả, doanh nghiệp cần lựa chọn các giải pháp lưu trữ dữ liệu cần tương thích dễ dàng với các hệ thống và ứng dụng trong môi trường công việc.
Dễ sử dụng
Để đảm bảo tính tối ưu trong quá trình sử dụng, các giải pháp lưu trữ dữ liệu lựa chọn nên ưu tiên tính đơn giản, dễ sử dụng nhằm mang tới trải nghiệm tốt nhất cho người quản lý và người dùng cuối. Đó có thể là các giải pháp sở hữu giao diện thân thiện với người dùng, tính năng dễ hiểu, thao tác dễ dàng nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng và giảm tối đa thời gian đào tạo.
Cùng với đó, doanh nghiệp cần xem xét kỹ càng các hỗ trợ kỹ thuật của nhà cung cấp cho giải pháp như hỗ trợ cập nhật phần mềm, khả năng khắc phục sự cố, hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng. Việc nhận các hỗ trợ chuyên nghiệp từ nhà cung cấp cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp vận hành các giải pháp lưu trữ một cách ổn định và trơn tru.
Cuối cùng, khi lựa chọn các giải pháp lưu trữ dữ liệu, doanh nghiệp không thể thiếu các yếu tố như: khả năng sao lưu, khôi phục giữ liệu, tính linh hoạt trong chuyển đổi, hỗ trợ các tính năng tìm kiếm, truy xuất dữ liệu dễ dàng. Điều này giúp doanh nghiệp có thể duy trì tính khả dụng và an toàn của dữ liệu, đáp ứng được nhu cầu thay đổi và cung cấp hiệu suất tốt nhất trong việc tìm kiếm và truy cập thông tin quan trọng.
Xem thêm: Máy chủ cho doanh nghiệp SME và câu chuyện bảo mật
Các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp thường gặp
Nắm vững các tiêu chí giúp doanh nghiệp chọn được giải pháp lưu dữ dữ liệu phù hợp. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã biết các giải pháp lưu trữ dữ liệu phổ biến ngày nay chưa? Tổng hợp các giải pháp lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp, hiện có 4 giải pháp lưu trữ phổ biến là:
Giải pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống (DAS)
Giải pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống là giải pháp lưu trữ dữ liệu trên thiết bị trực tiếp, đòi hỏi mỗi máy chủ cần phải có hệ thống lưu trữ và phần mềm quản lý lưu trữ riêng biệt. Lưu trữ truyền thống là gì? Cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm lưu trữ dữ liệu trên server này:
Ưu điểm của DAS là dễ lắp đặt, chi phí đầu tư thấp và hiệu năng hoạt động ổn định. Nhược điểm của giải pháp này là khả năng mở rộng hạn chế. Với các đặc điểm này, phương pháp DAS được khuyến khích sử dụng trong quản lý lưu trữ dữ liệu các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và một số doanh nghiệp. Bởi DAS được thiết kế tối ưu cho một máy chủ.
Trường hợp dữ liệu tăng cao kéo theo số lượng máy chủ tăng tạo nên các vùng dữ liệu phân tán. Nếu sử dụng DAS doanh nghiệp cần phải sắp xếp, quản lý lại dữ liệu trên tất cả các Server. Điều này gây bất tiện lớn trong việc sao lưu, bảo vệ và truy xuất dữ liệu. Chưa kể, các hoạt động này gây tốn kém chi phí đáng kể đối với doanh nghiệp.
Giải pháp lưu trữ dữ liệu tiện dụng (NAS)
Giải pháp lưu trữ dữ liệu tiện dụng (NAS – Network Attached Storage) là một trong những cách thức lưu trữ dữ liệu trên thiết bị kết nối mạng LAN, sử dụng các thiết bị lưu trữ riêng biệt kết nối với hệ thống thông qua mạng LAN tổng. Khi đó, để đảm bảo tính an toàn, các thiết bị NAS phải được định danh bằng địa chỉ IP cố định và thường được điều khiển bởi máy chủ. Trong trường hợp đa máy chủ, việc quản lý dữ liệu thường được thực hiện một cách tập trung và thống nhất.
Ưu điểm của giải pháp lưu trữ NAS là khả năng mở rộng dễ dàng chỉ cần thêm các thiết bị lưu trữ NAS. Ngoài ra, NAS còn có tính khả dụng cao, khả năng chống lại các sự cố qua mạng và luôn sẵn sàng cho người dùng truy cập.
Nhược điểm của giải pháp lưu trữ NAS là sử dụng chung một mạng LAN. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu năng toàn hệ thống nếu quy mô dữ liệu ngày một tăng. Đồng thời, trong môi trường có các hệ thống cơ sở dữ liệu lưu trữ dưới dạng block, việc sử dụng NAS dạng file không phải lúc nào cũng phù hợp và tiện dụng.
Giải pháp lưu trữ dữ liệu hiện đại (SAN)
Giải pháp lưu trữ dữ liệu hiện đại SAN (Storage Area Network) là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp độc lập, quản lý tập trung, cho phép các máy chủ và thiết bị tham gia có thể chia sẻ dữ liệu cũng như tài nguyên cho nhau. Khác với các giải pháp trên, SAN ứng dụng công nghệ cao nên giúp người dùng mở rộng quy mô một cách dễ dàng mà vẫn đảm bảo hiệu năng nhanh chóng, tính sẵn sàng cao.
SAN được chia thành 2 mức:
- Mức vật lý: Xây dựng hệ thống lưu trữ đồng nhất bằng cách kết nối các thành phần mạng để cung cấp sử dụng đồng thời cho nhiều người và ứng dụng.
- Mức logic: Xây dựng dịch vụ, ứng dụng và công cụ quản lý dữ liệu trên nền tảng thiết bị lớp vật lý.
Ưu điểm của SAN: Dựa trên đánh giá người dùng, SAN được xem là phương pháp quản lý, lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay cho doanh nghiệp. Nhờ sử dụng kết nối mạng riêng nên quy mô và cường độ lưu trữ đảm bảo không ảnh hưởng tới các thiết bị trong hệ thống cũng như gây tải nặng cho lưu lượng mạng. Đồng thời, SAN luôn sẵn sàng để doanh nghiệp truy xuất, tìm kiếm bất kỳ lúc nào. Hơn nữa, SAN cho phép mở rộng nhanh chóng cả về dung lượng lưu trữ và số lượng thiết bị.
Về khả năng bảo mật dữ liệu, SAN đạt mức độ bảo mật cao nhờ khả năng quản lý dữ liệu tập trung và hoàn toàn khôi phục dữ liệu nếu xảy ra sơ xuất, sự cố. Ngoài ra, giải pháp này còn hỗ trợ đa dạng các giao thức và chuẩn lưu trữ khác nhau như: iSCSI, FCIP, DWDM,…
Nhược điểm của SAN: Chi phí đầu tư khá lớn, cao hơn so với giải pháp DAS và NAS.
Cloud Storage
Giải pháp lưu trữ dữ liệu đám mây Cloud Storage là giải pháp lưu trữ đám mây được ứng dụng hiệu quả trong những năm gần đây. Theo đó, Cloud Storage sở hữu những ưu điểm của việc lưu trữ thông tin trực tuyến là như cung cấp khả năng bảo mật dữ liệu tối đa, cho phép chia sẻ dữ liệu dung lượng lớn mà không cần các bước trung gian phức tạp. Với Cloud Storage, người dùng có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có kết nối mạng.
Lưu trữ trực tuyến có nhược điểm gì? Nhược điểm của lưu trữ trực tuyến của Cloud Storage là không thể truy cập hệ thống nếu không được kết nối mạng. Ngoài ra, sử dụng Cloud Storage thì doanh nghiệp phải đóng phí định kỳ hàng tháng nên khá bất tiện. Giải pháp này có thể phù hợp cho các công ty vừa, nhỏ hay tập đoàn lớn giúp nâng cao khả năng lưu trữ dữ liệu một cách tối ưu.
Elite – Nhà phân phối giải pháp lưu trữ dữ liệu tối ưu cho doanh nghiệp
Nếu đang tìm kiếm nhà phân phối lưu trữ dữ liệu uy tín, doanh nghiệp đừng bỏ qua Elite. Elite là đơn vị chuyên chuyên cung cấp giải pháp lưu trữ dữ liệu tối ưu cho các công ty, tổ chức tại Việt Nam.
Elite hiểu rõ rằng dữ liệu là tài sản quý báu của mọi doanh nghiệp và việc bảo vệ, quản lý dữ liệu trở thành yếu tố quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Với sự am hiểu sâu sắc về nhu cầu đa dạng của khách hàng, Elite cung cấp các giải pháp lưu trữ, quản lý dữ liệu thông minh:
- Mô hình hệ thống IT doanh nghiệp SMB
- VDI – gói giải pháp làm việc từ xa cho doanh nghiệp
- Giải pháp đám mây lai HPE & Red Hat
Với các giải pháp lưu trữ dữ liệu hoàn chỉnh cùng đội ngũ chuyên gia kỹ thuật giàu kinh nghiệm, Elite mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp lưu trữ dữ liệu linh hoạt và hiệu quả. Nhờ vào chất lượng dịch vụ xuất sắc cùng giải pháp lưu trữ hữu ích, Elite trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn trên khắp Việt Nam. Elite giúp các doanh nghiệp xây dựng nền tảng dữ liệu bền vững và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh hiện nay.
Liên hệ ngay tới Elite theo hotline (028) 35 123 959 hoặc địa chỉ 289/1 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp lưu trữ dữ liệu và muốn được trải nghiệm trực tiếp các giải pháp này.
Xem thêm: [Bí quyết] Lựa chọn máy chủ cho doanh nghiệp nhỏ – Elite
Các câu hỏi thường gặp
Cùng Elite giải đáp những thắc mắc trong quá trình doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp lưu trữ dữ liệu:
Câu 1: Tại sao doanh nghiệp cần lưu trữ dữ liệu?
Lưu trữ dữ liệu là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp bởi đây là tài sản doanh nghiệp thường xuyên sử dụng để đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt, cải thiện chất lượng chiến dịch và đảm bảo mục tiêu tăng doanh thu, lợi nhuận.
Câu 2: Tại sao doanh nghiệp nên chọn giải pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu?
Có 2 lý do doanh nghiệp nên chọn giải pháp sao lưu và khôi phục dữ liệu, đó là khi vô tình bị mất dữ liệu và khi bị xâm phạm, tấn công mạng.
Câu 3: Các giải pháp lưu trữ dữ liệu mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Những lợi ích mà doanh nghiệp sẽ nhận được khi sử dụng các giải pháp lưu trữ dữ liệu đó là bảo đảm được tính an toàn cho dữ liệu; dễ dàng sao lưu và khôi phục sự cố về dữ liệu; có được không gian lưu trữ dữ liệu lớn.
Trên đây là tổng hợp các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp thường được ứng dụng nhất. Để chọn được giải pháp lưu trữ dữ liệu phù hợp, doanh nghiệp cần xác định nhu cầu, quy mô kinh doanh. Sau đó, cân nhắc trước các ưu nhược điểm hệ thống để lựa chọn giải pháp phù hợp. Nếu doanh nghiệp vẫn băn khoăn trong công tác lựa chọn, có thể liên hệ tới Elite để được chuyên viên tư vấn và khắc phục nhanh chóng.