Xu hướng Chuyển Đổi Số tại Việt Nam năm 2022

Chuyển đổi số không còn là khái niệm xa lạ đổi với nhiều doanh nghiệp và người dùng cá nhân trong những năm gần đây. Và đặc biệt là trong những năm 2019, 2020, khi cả thế giới phải hứng chịu cơn đại dịch COVID ập đến, chuyển đổi số đã trở thành một xu hướng tất yếu để con người có thể phát triển và sinh tồn. 56% CEO của các doanh nghiệp lớn đều cho rằng việc chuyển đổi số sẽ giúp tăng doanh thu cho công ty tốt hơn trong bối cảnh thị trường ảm đạm vì COVID-19. Hãy cùng Elite tìm hiểu kỹ hơn về xu hướng chuyển đổi số này nhé!

Thực trạng chuyển đổi số

Theo số liệu nghiên cứu của Microsoft riêng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trước và sau khi COVID nổ ra, 74% lãnh đạo kinh doanh cho rằng sự đổi mới là yếu tố bắt buộc, giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển bền vững.

Thực trạng hiện nay, chuyển đổi số đã được đầy mạnh trong các bộ máy Nhà nước. Cụ thể, các bộ như bộ Công thương đã triển khai nhiều hội nghị để xúc tiến lĩnh vực thương mại trực tuyến. Các hội nghị, chương trình này đã giúp thị trường Việt Nam có thể tiếp cận tới nhiều đối tác, thị trường xuất khẩu khác dễ dàng hơn.

Với các doanh nghiệp lớn, việc chuyển đổi số hiện nay được thực hiện và đánh giá dựa trên nhiều yếu tố và lĩnh vực. Cụ thể hơn, nhiều tổ chức doanh nghiệp đã lựa chọn xây dựng hệ thống quản lý khách hàng dựa trên những ứng dụng mobile, cho phép khách hàng có thể quản lý thông tin tốt hơn khi giao dịch tại nhiều địa điểm khác nhau, từ thanh toán tiền điện, mua sắm, thanh toán các dịch vụ hoặc thậm chí là nạp thẻ điện thoại,…

Nhưng trong xu hướng chuyển đổi số này, chúng ta cũng cần phải lưu ý một điều rằng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vẫn chưa thực sự phát triển mạnh về chuyển đổi số. Theo số liệu của VCCI, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm hơn 96% trong tổng số doanh nghiệp, nhưng trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn chưa thực sự cao. Trong các doanh nghiệp này, có từ 80 – 90% máy móc, kỹ thuật được sử dụng trong doanh nghiệp đều là hàng nhập khẩu, còn 80% còn lại là những công nghệ cũ còn sót lại từ những năm 1980 – 1990.

Nguyên nhân của các vấn đề này là do các doanh nghiệp còn bị thiếu nguồn nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin (16,7%), thiếu tư duy về kỹ thuật số (15,7%),…Dù vậy, trong nhiều báo cáo cũng cho ta thấy xu hướng của chuyển đổi số đang dần phát triển, nhiều doanh nghiệp đã bước đầu đầu tư vào các công nghệ điện toán đám mây (18%), bảo mật an ninh mạng (12,7%),

Xem thêm: Công nghiệp 4.0 là gì? Cách áp dụng công nghiệp 4.0 vào sản xuất

Xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam

Đối với các ngành như tài chính, du lịch, giao thông,..các xu hướng chuyển đổi số đã và đang diễn ra mạnh mě. Chính Phủ và chính quyền cũng đã và đang nỗ lực trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới tương lai là Chính phủ số.

Ngoài ra, hơn 30 thành phố cũng đã được đầu tư xây dựng những yếu tố trong Smart City (thành phố thông minh), được tích hợp nhiều công nghệ mới bên trong, để phục vụ hoạt động và lợi ích của con người. Chuyển đổi số đã và đang dần trở thành trọng điểm của nhiều doanh nghiệp, một vài xu hướng chuyển đổi nổi bật đáng nhắc đến là:

Điện toán đám mây

Điện toán đám mây – Xu hướng chuyển đổi số nổi bật

Đứng đầu trong danh sách chuyển đổi số chính là điện toán đám mây. Đây là mô hình hiện đại, cho phép người dùng có thể lưu trữ, xử lý, phân tích và khai thác các thông tin dựa trên nền tảng Internet. Nhờ vào công nghệ này, các doanh nghiệp có thể dễ dàng vận hành và phát triển tốt hơn.

Internet of Things (Internet vạn vật)

loT có thể sẽ không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là khái niệm để cập đến một mạng lưới nhiều đối tượng vật lý (như cảm biến, công nghệ, phần mềm,…) được kết nối với nhau, có thể trao đổi dữ liệu với nhau qua Internet.

Nhờ vào loT, các doanh nghiệp có thể quản lý chặt chế hơn về các quá trình vận hành bên trong doanh nghiệp. Lúc đó, các nguồn dữ liệu, thông tin sẽ cho phép doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình đã để ra.

Robot

Đây cũng là một xu thế chuyển đổi số đáng quan tâm trong tương lai. Theo số liệu, gần 4 doanh nghiệp đã sử dụng robot để phục vụ hoạt động của họ. Đây là minh chứng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này.

Tổng kết

Xu hướng chuyển đổi số diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn, cùng với đó là sự xuất hiện của máy chủ đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong quản lý dữ liệu của doanh nghiệp nhanh chóng hơn. Hệ thống máy chủ rất quan trọng trong việc lưu trữ dữ liệu, quản lý và vận hành những phần mềm, ứng dụng của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ của chuyển đổi số vào để tối ưu quy trình vận hành tốt hơn, từ đó dễ dàng đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Brought to you by HPE and Intel! Tìm hiểu thêm về các giải pháp máy chủ của HPE tại đây: https://smb-server.elite-jsc.vn/san-pham/

Xem thêm một số bài viết khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *