RAM Server là bộ phận có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành máy tính. Nhờ có nó, việc lưu trữ dữ liệu trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Hãy cùng Elite tìm hiểu chi tiết về RAM Server để có được những chọn lựa phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
RAM Server là gì?
RAM được viết tắt bởi Random Access Memory, có nghĩa là bộ nhớ dữ liệu tạm thời, một phần của máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu trong một khoảng thời gian ngắn. Và bộ nhớ cứng của máy tính sẽ lưu giữ thông tin, để các phần mềm máy tính truy cập vào lấy dữ liệu.
Điển hình khi người dùng chạy hoặc load tệp tin, CPU của máy tính sẽ truy cập vào dữ liệu từ bộ nhớ cứng của máy còn gọi là HDD rồi truyền qua RAM để chờ xử lý. RAM sẽ lưu trữ thông tin tạm thời và mất đi khi tắt máy. Theo đó, RAM càng lớn thì máy tính sẽ xử lý sẽ được càng nhiều tác vụ. Như vậy, RAM có thể được coi là bộ phận quyết định tới tốc độ của máy tính.
Xem thêm: CPU Server là gì? Những đặc điểm nổi trội của CPU Server
2 ảnh hưởng của RAM Server với máy chủ
Trong quá trình chạy đa nhiệm, RAM đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Cùng Elite tìm hiểu những ảnh hưởng của RAM Server với máy chủ.
Hiệu suất làm việc
Một số ý kiến cho rằng RAM không ảnh hưởng đến hiệu suất, tuy nhiên thực tế là có. Điển hình nhất khi chúng ta chạy máy chủ ở vai trò máy chủ ảo.
Một ví dụ được đặt ra để chứng minh cho điều này: Nếu có hai máy chủ với cấu hình giống hệt nhau, trong đó một máy 32GB RAM và máy còn lại chỉ có 8GB. Tiến hành cho hai máy chủ ảo khởi chạy cùng nhau, mỗi máy được cung cấp 3GB RAM. Kết quả cho thấy hiệu suất của máy chủ có nhiều RAM hoạt động nhanh và mượt hơn nhiều so với máy chủ ít RAM. Như vậy có thể thấy, RAM Server hoàn toàn có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của máy chủ.
Vận hành
Một máy chủ có dung lượng RAM lớn khi gặp trục trặc về lưu trữ, khôi phục, sao lưu,… thì vẫn hoạt động nhanh hơn so với những máy có bộ nhớ RAM hết dung lượng. Rõ ràng, RAM có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc và khả năng vận hành. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng gián tiếp đến số lượng người dùng mà máy chủ có thể song song hỗ trợ cũng như ứng dụng mà một người dùng có thể chạy song song.
Xem thêm: Tất tần tật thông tin về Rack Server có thể bạn chưa biết
Các thông số kỹ thuật của RAM máy chủ
RAM máy chủ có các thông số kỹ thuật nhất định, người dùng cần nắm được các thông số này. Cùng Elite tìm hiểu ngay:
Capacity (Dung lượng)
Dung lượng là sức chứa dữ liệu mà RAM của máy chủ có thể lưu trữ. Dung lượng được chia thành nhiều loại tuỳ thuộc vào khả năng lưu trữ lớn hay nhỏ, chẳng hạn như: 2GB, 4GB…
Bus (Đường truyền)
Đường truyền là một hệ thống hành lang có nhiệm vụ dẫn dữ liệu được tạo thành từ nhiều dây dẫn điện nhỏ kết nối với các bộ phận khác nhau của máy máy chủ. Hiểu đơn giản, nó hoạt động tương tự như một hệ thống ống nước. Đường ống càng lớn, nước sẽ chảy qua càng nhiều và nguồn nước mạnh hay yếu bắt nguồn từ các bộ phận khác.
Latency (Độ trễ)
Độ trễ là khoảng thời gian được tính từ khi dòng lệnh chuyển đến thanh RAM tới lúc nó phản hồi với CPU. Ngoài ra, nó còn được gọi với cái tên khác là CAS (Column Address Strobe).
ECC (Kiểm tra và sửa lỗi)
Kiểm tra và sửa lỗi được hiểu là một thành phần cơ bản của hệ thống máy chủ. Hiện nay thị trường đang có hai loại mô-đun bộ nhớ ECC là ECC registered và ECC unbuffered.
Refresh Rate (Tần suất làm mới)
Tần suất làm mới chính là số lần bộ nhớ được tải lại. Bộ nhớ của máy chủ được tạo thành từ hàng trăm tế bào điện tử và mỗi tế bào phải được sạc lại hàng nghìn lần mỗi giây. Nếu không đi theo trình tự đó, dữ liệu lưu trữ trong chúng sẽ bị mất đi. Do đó, các bộ nhớ yêu cầu phải làm mới thường xuyên.
Xem thêm: Tư vấn chọn cấu hình Server cho doanh nghiệp SMB – Elite
Phân loại RAM Server
Như Elite đã chia sẻ ở trên, hiện nay thị trường đang cung cấp 2 loại RAM Server chính đó là Registered và Unbuffered:
- RAM Unbuffered (UDIMM) sở hữu trong mình tính năng tự kiểm tra và sửa lỗi. Thanh ghi và bộ đệm của RAM Unbuffered sẽ không được thiết lập trên Module bộ nhớ mà nó sẽ ở trên Mainboard. Với loại RAM này, các lệnh truy xuất sẽ được chuyển trực tiếp đến Module bộ nhớ mà không cần phải qua thanh ghi.
- RAM Registered (RDIMM) chinh là loại RAM mà bộ nhớ của chúng có chứa các thanh ghi. Những lệnh truy xuất của bộ nhớ trên RAM được đưa đến thanh ghi, rồi mới chuyển cho Module bộ nhớ. Việc sử dụng RAM Registered sẽ giúp giảm đi đáng kể khối lượng bộ nhớ ở CPU. Khác với RAM Unbuffered, ở RAM Registered, nhiệm vụ truy xuất bộ nhớ sẽ được thực hiện bởi Chip thanh ghi. Điều này giúp CPU giảm bớt được lượng công việc để máy chạy mượt và hiệu quả hơn.
Xem thêm: DIMM là gì? Giải mã chi tiết về RAM DIMM cho máy tính
Nguyên lý hoạt động của RAM máy chủ
Cùng Elite tìm hiểu cách RAM máy chủ tìm và sửa lỗi xem có điều gì đặc biệt nhé.
Hamming code chính là việc sắp xếp đoạn dữ liệu thành một đoạn mới. Sau công đoạn này, chúng được gửi đi và sử dụng bằng cách dùng các bit parity. Nếu xuất hiện một lỗi xảy ra, giá trị của các bit sửa lỗi sẽ chỉ ra vị trí của lỗi đó trong đoạn dữ liệu.
Bên cạnh đó, Hamming code cũng có thể sửa lỗi trong một bit. Một ưu điểm đáng kể của Hamming code chính là tỷ lệ bit dữ liệu trên tổng số bit tăng lên khi số lượng bit dữ liệu tăng lên.
Song song với đó, TMR lại có cách triển khai đơn giản hơn. Một bit dữ liệu được ghi ba lần và cả ba bit dữ liệu sẽ được đọc (với giả định hai bit dữ liệu có cùng giá trị). Theo đó, tốc độ bit dữ liệu và tổng số bit luôn bằng 1/3.
Xem thêm: Chassis Server: Khái niệm, vai trò và cách lựa chọn phù hợp
Ưu điểm và nhược điểm của RAM máy chủ
RAM Server rất quan trọng trong việc vận hành của máy tính. Thế nhưng nó vẫn tồn tại đồng thời ưu điểm và nhược điểm. Đó là:
Ưu điểm
Một thanh RAM Server có tác dụng điều khiển dòng dữ liệu ra vào. Trong quá trình xử lý dữ liệu, CPU sẽ không xử lý trên ROM mà luôn xử trên RAM. Thông thường, thanh RAM dễ gặp hiện tượng xung đột nếu truyền tín hiệu ở tốc độ cao. Vì không có khả năng quản lý dòng dữ liệu nên nếu xung đột có xảy ra, RAM sẽ phải nạp lại toàn bộ dữ liệu. Ngược lại, đối với RAM máy chủ, khi xảy ra xung đột bất ngờ, nó có xu hướng ổn định và tin cậy hơn.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm kể trên, RAM Server còn tồn tại nhược điểm đó là chậm hơn so với RAM thường. Người dùng có thể dễ dàng nhận ra điều này khi kiểm tra dữ liệu đã đi qua nó và sửa lỗi. Ngoài ra, chi phí mua RAM Server cao hơn so với các loại RAM thường.
Vì sao nên nâng cấp RAM Server?
RAM Server giúp đảm bảo tốc độ của ứng dụng và chạy nhiều nền tảng mà không bị treo hay chậm. Việc nâng cấp RAM Server sẽ giúp nâng cao và cải thiện dung lượng thông qua việc đổi RAM có dung lượng cao hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắm thêm thanh RAM khác. Đó là lý do vì sao cần nâng cấp RAM Server. Vậy khi nào cần nâng cấp RAM Server ngay?
Hiện nay, các phần mềm hiện đại sở hữu nhiều tính năng cao cấp khiến cho việc vận hành chiếm nhiều dung lượng RAM hơn. Điều này cũng có thể khiến cho dung lượng RAM Server không đủ sức để phục vụ các nền tảng và ứng dụng này. Khi đến một giới hạn cụ thể, RAM Server sẽ trì trệ hơn. Và khi gặp phải tình trạng này, bạn phải nâng cấp ngay.
Xem thêm: Dedicated Server: Khái niệm, lợi ích và tính năng nổi bật
Tiêu chí quan trọng khi lựa chọn RAM Server
Để chọn được RAM Server phù hợp, người dùng cần dựa vào các tiêu chí sau:
Tính tương thích
Khả năng tương thích chính là loại main mà máy chủ có tương thích với loại RAM mà bạn sử dụng. Nếu không tương thích thì RAM sẽ không nhận diện máy, và hoạt động kém. Do vậy, khi lựa chọn RAM, người dùng cần xem xét hệ thống của mình xem có tương thích với thanh RAM mới hay không.
Khả năng hỗ trợ
Chúng ta nên lựa chọn RAM được tích hợp các nền tảng tối ưu và hiện đại dựa trên khả năng hỗ trợ của chúng. Hiện nay, các thanh RAM máy chủ thông minh không chỉ hỗ trợ bộ nhớ tạm mà còn có tính năng tự sửa lỗi, chống tràn bộ nhớ,…
Do vậy, để máy chủ đáp ứng các tiêu chí an toàn, người dùng phải lựa chọn RAM có thể giúp hệ thống máy chủ được hỗ trợ tốt hơn. Đồng thời, hoàn thiện các ứng dụng và thực hiện các tác vụ tối ưu.
Nhãn hiệu
Ngoài các tiêu chí trên, người dùng cần chú ý thêm nhãn hiệu của RAM Server. Hãy đầu tư mua bộ nhớ của máy chủ đến từ các thương hiệu lớn hoặc cửa hàng uy tín. Mục đích để có điều kiện bảo hành tối đa cũng như được hỗ trợ tốt nhất.
Phân biệt RAM máy chủ và RAM dành cho PC
RAM máy chủ và RAM dành cho PC thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Cùng Elite phân biệt 2 loại RAM này:
Cấu tạo
Cấu tạo của 2 loại này gần giống nhau, điểm khác biệt duy nhất ở chỗ bộ nhớ của máy chủ sử dụng tới 9 chip nhớ chứ không chỉ 8 chip nhớ như ở RAM thường. Ngược lại, RAM Server lại có 8 chip nhớ thường cùng 1 chip phát hiện và sửa lỗi ở các chip nhớ khác.
Xem thêm: DDR là gì? Tổng quan, phân loại và ưu điểm của DDR
Độ tin cậy
ECC (Error Correcting Code) hay còn gọi là RAM tự động sửa lỗi. Khác với máy tính chỉ phục vụ một người tại một thời điểm, máy chủ sẽ phải phục vụ nhiều máy khách truy cập trong một thời gian nhất định. Đồng thời, máy chủ sẽ phải làm việc liên tục 24/7 nên nó sẽ có nguy cơ bị hỏng hoặc mất dữ liệu.
Khi đó, khả năng tự sửa lỗi của RAM ECC sẽ giúp cho việc giảm thiểu mất mát dữ liệu và sự cố ngoài ý muốn. Qua đó, giúp máy chủ an toàn hơn, đồng thời hệ thống máy tính sẽ giảm khả năng xảy ra sự cố hơn so với RAM thông thường.
Giá
Thời gian nghiên cứu và phát triển của RAM Server khá lâu, dẫn đến giá thành cao hơn so với RAM thông thường. Tuỳ vào từng mục đích, yêu của vận hành của máy tính, doanh nghiệp mà bạn có thể chọn lựa RAM sao cho phù hợp.
Xem thêm: Bí kíp lựa chọn Server phù hợp cho doanh nghiệp – Elite
RAM Server của máy chủ HPE từ nhà phân phối Elite
Elite chuyên phân phối máy chủ HPE uy tín, cam kết chất lượng đạt chuẩn. Cùng Elie tìm hiểu RAM Server máy chủ HPE dưới đây:
Máy HPE ProLiant ML30 Gen10 4LFF Hot-Plug
Máy chủ HPE ProLiant ML30 Gen10 cung cấp tới 6 lõi trong bộ xử lý Intel Xeon E thế hệ mới nhất. Đồng thời, máy có 64GB DDR4 ECC UDIMM giúp cung cấp hiệu năng dồi dào cho các ứng dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB).
Hiện tại, máy chủ HPE ProLiant ML30 Gen10 chính là một giải pháp lưu trữ dữ liệu lý tưởng cho doanh nghiệp. Máy sở hữu khe cắm M.2 trên bo mạch, hỗ trợ SSD NVMe mang đến tốc độ vượt trội để ổ đĩa khởi động.
Bên cạnh đó, tùy chọn cổng iE HPE chuyên dụng cho phép người dùng dành nhiều băng thông hơn cho các chức năng mạng, qua đó đạt được hiệu suất mạng cao hơn. Đặc biệt, với việc lựa chọn card đồ họa 3D chuyên nghiệp, máy chủ HPE ProLiant ML30 Gen10 có thể dễ dàng xử lý khối lượng công việc đồ họa.
Máy HPE ProLiant DL380 Gen10 8SFF Hot-Plug
Đây là một thiết kế máy chủ Rack 2U hàng đầu của HPE. Nó được trang bị bộ vi xử lý Xeon Scalable của Intel, qua đó mang đến sự linh hoạt cao nhất. Chưa kể, HPE ProLiant DL380 Gen10 còn cung cấp hàng loạt các tính năng mới bao gồm các lựa chọn lưu trữ lớn, quản lý iLO 5 slick cùng các biện pháp bảo mật cứng rắn.
Bên cạnh đó, máy chủ HPE DL380 Gen10 có bộ xử lý Xeon Scalable mới của Intel, giúp cung cấp nhiều lõi hơn cho hiệu năng và mở rộng cao hơn. Nền tảng này được đánh giá là cực kỳ linh hoạt với một số cấu hình khung khác nhau cùng khả năng lưu trữ đáng chú ý để hỗ trợ khối lượng công việc đa dạng. Ngoài ra, máy còn có các tùy chọn cho bộ nhớ, mang đến khả năng mở rộng và dung lượng lưu trữ liên tục, tăng hiệu năng cho cơ sở dữ liệu cùng các ứng dụng trong bộ nhớ.
Trên đây, Elite đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về RAM Server. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được những sự lựa chọn phù hợp về RAM cho hệ thống máy chủ của mình. Liên hệ Elite qua hotline (028) 35 123 959 hoặc ghé ngay 289/1 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
Xem thêm:
- Server: Khái niệm, phân loại và vai trò đối với doanh nghiệp
- vCenter: Khái niệm, kiến trúc máy chủ và tính năng – Elite
- Database Server là gì? Thành phần và nguyên lý hoạt động
- Storage Server: Khái niệm, đặc điểm và nguyên lý hoạt động
- App Server: Khái niệm, đặc điểm và cách thức hoạt động
- Main Server: Khái niệm, thành phần cơ bản và lưu ý sử dụng
- Cloud Server: Khái niệm, tính năng và các thông tin hữu ích
- Blade Server: Khái niệm, thành phần và lợi ích vượt trội
- Tower Server: Khái niệm, thông số cơ bản và ứng dụng nổi bật
- Vai trò của máy chủ trong doanh nghiệp
- Hệ điều hành Server : Khái niệm và các hệ điều hành phổ biến
- Phần cứng máy chủ : Đặc điểm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
- Server Switch : Khái niệm, cấu tạo và cách thức hoạt động
- SSH là gì? Hướng dẫn toàn diện cho người mới
- Quản trị máy chủ là gì? 8 Phần mềm quản lý máy chủ phổ biến
- Edge server là gì? Khái niệm và ưu điểm của Edge Server
- LRDIMM là gì? Sự khác nhau giữa LRDIMM và RDIMM